Giải phẫu và sinh lý khớp thái dương hàm

sinh lý khớp thái dương hàm

1. Diện khớp trong giải phẫu khớp thái dương hàm:

Gồm: Hõm khớp (mandibular fossa), chỏm thái dương (articular tubercule of temporal bone) và chỏm lồi cầu xương hàm dưới.

2. Đĩa khớp trong giải phẫu khớp thái dương hàm:

Là một tấm xơ sụn, hình bầu dục với trục lớn nằm ngang, hai mặt cong lõm để ôm lấy lồi cầu và chỏm thái dương. Đĩa khớp có nhiệm vụ chặn và phân tán lực nhai, đồng thời cho phép chuyển động hài hòa của đĩa - lồi cầu. Khả năng chịu lực tối đa của đĩa khớp trên thực nghiệm là 180 kg.

3. Bao khớp trong trong giải phẫu khớp thái dương hàm :

 Là một bao hình trụ tạo bởi những sợi đàn hồi, chiều dày 2-3 mm. Bám quanh diện khớp. Bao khớp có 2 lớp: nông và sâu. Lớp sâu do bám vào đĩa khớp nên chia làm 2 phần: bao khớp thái dương - đĩa, bao khớp đĩa - lồi cầu. Lớp nông không bám vào đĩa khớp mà chỉ phủ ngoài lớp sâu, hầu nh­ không có ranh giới giữa hai lớp nông và sâu.

Ở phía sau, những sợi thái dương - đĩa tạo thành một dây phanh, hãm chuyển động ra tr­ớc của đĩa, và nhờ vào tính đàn hồi mà kéo đĩa trở về lại vị trí cũ khi ngậm miệng. Khi lồi cầu ở tư thế t­ơng quan trung tâm thì những sợi dây phanh sau này sẽ xếp nếp lại, thu vào trong khe Glaser. Trư­ớc khi xương thái dương bị canxi hóa hoàn toàn thì ta thấy có sự nối thông giữa hòm nhĩ với khoang khớp thái dương hàm, đường nối này là chỗ bám của dây chằng sau đĩa và dây chằng búa hàm.

Phía trư­ớc: Bao khớp chia thành hai phần: trên và dưới, chiều dài không bằng nhau. Phần trên là do biệt hóa của bám tận cơ chân b­ớm ngoài (phía trong) và cơ thái dương (phía ngoài). Phần dưới là do biệt hóa của bám tận cơ cắn.

4. Dây chằngtrong giải phẫu khớp thái dương hàm :

Dây chằng có nhiệm vụ giới hạn phạm vi vận động của lồi cầu. Cổ điển ngư­ời ta chia ra dây chằng tại khớp và dây chằng ngoài khớp.

 

Dây chằng tại khớp:

      - Dây chằng bên ngoài: dày và chắc, gồm dải gò má hàm dưới ở trước và thừng gò má hàm dưới ở sau.

      - Dây chằng bên trong: mảnh hơn, nối khe Glaser và đáy của gai bướm với mặt sau trong của lồi cầu

Dây chằng ngoài khớp:

      - Dây chằng chân bướm hàm.

      - Dây chằng bướm hàm.

     - Dây chằng búa hàm: Đi từ xương búa trong hòm nhĩ, xuyên qua khe Glaser, đến bám vào tổ chức sợi của bao khớp, đĩa khớp và dây chằng bướm hàm. Qua trung gian dây chằng này mà loạn năng thái dương hàm gây triệu chứng ở tai.

      - Dây chằng trâm hàm: nhỏ, nối mỏm trâm với bờ sau cành lên.

 

Tin cùng chuyên mục