Mòn răng - Hỏi trả lời

mòn răng

1 số thông tin về bệnh mòn răng.

-         Thưa BS, bệnh mòn răng là bệnh như thế nào?

-         Nguyên nhân của bệnh mòn răng do đâu?

-         Hậu quả của bệnh mòn răng gây nên?

-         Lứa tuổi nào, những ai dễ mắc bệnh mòn răng?

-         Đối với bệnh mòn răng có những kiểu mòn răng nào?

-         Bệnh mòn răng có điều trị được không? Nếu được thì bằng cách nào, thưa BS?

-         Khi đã được xác định mắc bệnh mòn răng, người bệnh phải kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt như thế nào?

-         BS có một lời khuyên nào cho bệnh nhân mắc bệnh mòn răng?

 

Em Lệ Hà (Báo Sài Gòn tiếp thị )

BS Trả lời:

1. Mòn răng là hiện tượng mòn tổ chức cứng của thân răng.

2. Mòn răng có 2 nguyên nhân chính:

- Mòn sinh lý: do quá trình ăn nhai, người càng lớn tuổi thì răng càng mòn. Thói quen ăn uống các chất cứng, dai sẽ làm răng mòn nhanh hơn, ăn các thức ăn quá chua cũng dễ làm mòn răng hơn.

- Mòn răng bệnh lý:

+     Các bệnh lý ảnh hưởng đến chất lượng men răng: thiểu sản men, các bệnh lý làm ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa của men răng, làm cho men răng mềm và dễ vỡ hơn bình thường

+        Các bệnh lý gây ra sự ma sát quá mức giữa 2 hàm răng: hay gặp nhất là khớp cắn lệch tâm, đây là bệnh lý gây mòn răng hay gặp nhất vì đến hơn 70% người bình thường có khớp cắn lệch tâm, hậu quả là làm mòn răng quá mức bình thường và các bệnh lý khác của khớp hàm như đau mỏi khớp, kêu khớp.

+        Do điều trị không đúng: do hàn răng, làm răng giả không đúng dẫn đến sang chấn khớp cắn và mòn, vỡ răng.

- Không rõ nguyên nhân: một số bệnh lý chuyển hóa ảnh hưởng đến các thành phần khoáng hóa của nước bọt, cấu trúc dòng chảy của nước bọt, thói quen đánh răng theo chiều ngang được cho là có thể làm mòn răng, tuy nhiên vẫn chưa được chứng minh đầy đủ.

3. Hậu quả của mòn răng: có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng

- Sẽ làm giảm khả năng ăn nhai như nghiền và cắt thức ăn

- Cảm giác của răng: mòn nhiều có thể làm lộ lớp ngà răng gây ê buốt, vì vậy chúng ta hay gặp cảm giác ê buốt răng ở người lớn tuổi, ảnh hưởng đến chất lượng ăn nhai

- Các bệnh lý tại răng: mòn nhiều có thể gây viêm tủy và chết tủy răng

- Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống nhai: khi răng mòn thì hiệu suất nhai sẽ giảm vì vậy hệ thống cơ nhai sẽ phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến hiện tượng co thắt cơ nhai, lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương khớp hàm

4. Mòn răng có thể xuất hiện trên mọi lứa tuổi:

            Theo thống kê tại Mỹ thì có đến gần 30% trẻ <6 tuổi có hiện tượng mòn răng bệnh lý. Và ở lửa tuổi càng lớn thì mức độ và tỷ lệ này càng cao. Và người ta thấy mòn răng nhiều ở những người khớp cắn lệch tâm.

5. Mòn răng thường gặp ở 2 phần chính của thân răng là mòn mặt nhai và mòn ở cổ răng

6. Khi hiểu được cơ chế của mòn răng thì chúng ta biết là có thể điều trị được:

         Điều trị các tai biến do mòn răng: thường là điều trị triệu chứng và các bệnh lý gây ra khi mòn quá mức, ví dụ đắp thuốc giúp tái khoáng hóa men răng, nâng lại toàn bộ khớp cắn của bệnh nhân theo một tương quan mới, điều trị tủy những răng viêm tủy…

Điều trị dự phòng: đây là cách nên làm, không nên đợi đến khi bị mới đi khám mà phải khám sớm BS chuyên khoa, khám càng sớm từ lứa tuổi 5-6 tuổi trở đi thì càng có khả năng dự phòng sớm. cần khám BS chuyên khoa về khớp cắn chứ không phải BS răng thông thường. thường thì BS khớp cắn sẽ khám và điều chỉnh lại khớp cắn để có khớp cắn bình thường thì sẽ loại trừ được mòn răng bệnh lý

7. Chế độ ăn đối với người mòn răng: nên ăn các thức ăn mềm, không dùng thức ăn lạnh quá, chua quá và các nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến hệ thống cơ nhai

8. Lời khuyên:

Nên đi khám BS chuyên khoa ngay từ nhỏ để có dự phòng tránh mòn răng.

Tags: 

Tin cùng chuyên mục