Phân tích mẫu hàm

Phân tích mẫu hàm

Lên răng là giai đoạn quan trọng khi thực hiện hàm toàn bộ vì là yếu t quyết định sự vững ổn của hàm giả

1. Trục liên sống hàm

Trục liên sống hàm tùy thuộc vào sự sắp xếp trong không gian giữa các khoảng lên răng với nhau. Được xác định theo mặt phẳng trán và mặt phẳng đứng dọc.

Trong mặt phẳng trán

Sự khác nhau về tiêu xương giữa hàm trên và hàm dưới khiến cho cung hàm trên thường nhỏ hơn cung hàm dưới. Quan sát các mẫu hàm trên giá khớp từ mặt sau, hình chiếu của sống hàm trên và dưới ghi lại trên mỗi mẫu hàm được thấy rõ từ mặt này. Trục liên sống hàm được xác định bằng đường thẳng nối hai điểm hình chiếu lại với nhau. Việc lên răng sau sẽ thay đổi tùy theo góc độ của trục này đối với trục nằm ngang (hình 1).

-          Nếu góc độ của 2 trục là từ 70° đến 90°, sẽ lên răng trên sống hàm.

-          Nếu góc độ của 2 trục là 60° đến 70°, sẽ lên răng trong vùng chịu.

-          Nếu góc độ nhỏ hơn 60°, sẽ lên răng cắn chéo.

 

Hình 1. Các góc độ khác nhau của trục liên sống hàm so vói đường năm ngang.

Trong mặt phẳng đứng dọc

Trục liên sng hàm được tượng trưng bằng đường thẳng nối liền đỉnh của sng hàm trên và dưới. Trục này tùy thuộc hai yếu t:

-         Độ tiêu xương của các sống hàm

-         Tương quan giải phẫu học giữa các xương hàm. Phân biệt :

*       Khớp cắn bình thường,

*       Lùi hàm dưới,

*       Nhô hàm dưới.

Trong phần trình bày tiếp theo chỉ khảo sát trường hợp khớp cắn bình thường.

2. Mặt phẳng nhai

Mặt phẳng nhai giúp việc lên răng  la bô. Được xác định trong mặt phẳng trán và đứng dọc.

Trong mặt phẳng trán

Mặt phẳng nhai thường  giữa hai sông hàm. Tuy vậy, vị trí này có thể được thay đổi chút ít nhằm giảm bớt lực đòn bẫy gây mất ổn định cho phục hình như vậy sẽ có lợi cho sống hàm bị tiêu xương nhiều. Muôn phục hình vững, mặt nhai của các răng phải được hướng thẳng góc với trục liên sông hàm. Hợp lực của các lực nhai như vậy sẽ nằm trong diện tích nâng đỡ của nền hàm. Tôn trọng sự định hướng này sẽ tự động tạo ra đường cong Wilson (hình 2).

 

Hình 2. Trục liên sống hàm và đường cong Wilson

Trong mặt phẳng

Khi không thấy rõ gối hậu ngang mức 2/3 gốihậu nhamặt phng nhai nm ở

khoảng giữa hai sng hàmNgược lại, khi thấyrõ gối hậu nha, mặt phẳng nhai đi qua các đỉnh múi răng nanh và 2/3 chiều cao của gối hậu nha (hình 3).

 

Hình 3. Vị trí của mặt phẳng nhai (MPN) so với gối hậu nha

Mặt phẳng nhai không thẳng mà có dạng một đường cong lõm hướng lên trên nhằm tránh nguy cơ phục hình bị dịch chuyển về phía trước trong khi nhai. Đường cong bù trừ này được gọi là đường cong Spee, đi theo hình dạng tiêu xương của sống hàm nhìn từ phía bên. Khi đường cong phải và trái không đồng nhất, kỹ thuật viên sẽ chọn một đường trung bình để có được sự đối xứng khi lên răng giữa hai bên. Răng cối thứ nhất thường nằm ở điểm trũng nhất của đường cong, vị trí giúp cho sự vững ổn của hàm giả. Không được lên răng trên một mặt nghiêng vì đó là nguyên nhân làm phục hình bập bênh, từ đó gây ra những tổn thương ở nơi xa lực tác động (hình 4).

 

Hình 4. Lên răng trên một mặt nghiêng gây đau  xa.

Tin cùng chuyên mục