viêm khớp hàm? bệnh lý của 10% dân số

bộ máy nhai

Do quan niệm khác nhau về cơ chế bệnh sinh nên Loạn năng bộ máy nhai (LNBMN) hay được đa số các bác sĩ Răng Hàm Mặt chẩn đoán là viêm khớp hàm, vậy viêm khớp hàm (viêm khớp thái dương hàm) bản chất là gì?

Xương hàm với khớp thái dương hàm (KTDH) và các răng trên cung hàm là các thành phần hoạt động chính của bộ máy nhai. Chuyển động nhai sẽ đạt hiệu quả cao nếu các thành phần của khớp vận động hài hòa, các răng tiếp khớp đúng với nhau không gây cản trở khi nhai. Hiệu quả nhai sẽ giảm khi có bất thường ở khớp (di lệch đĩa khớp, biến dạng đĩa khớp, viêm khớp) hay các răng tiếp khớp với nhau không tốt (răng mọc lệch, mất răng ...), dẫn đến các cơ nhai phải tăng hoạt động để bù lại phần giảm hiệu quả, làm cho các cơ nhai mệt mỏi, lâu ngày dẫn đến mất bù và biểu hiện ra thành các triệu chứng của Loạn năng KTDH như: đau khớp hàm, đau cơ, há miệng hạn chế..... (các triệu chứng thường xuất hiện khi có thêm yếu tố thuận lợi: mắc 1 bệnh cấp tính, cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng, căng thẳng trí óc....).

Theo như nghiên cứu đã được nghiên cứu Tiến sĩ Phạm Như Hải (năm 2006): Nghiên cứu tình trạng loạn năng bộ máy nhai ở ngời dân Hà Nội, Tạp chí Y học thực hành số 9 Thì tỷ lệ người dân bị  bệnh loạn năng thái dương hàm qua hỏi bệnh là 20%. 

Về định nghĩa LNKTDH: Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất, rõ ràng cho Loạn năng KTDH . Tuy nhiên định nghĩa của Kirveskari (1998) được nhiều tác giả chấp nhận nhất, theo Kirveskari LNKTDH được xem như là một tập hợp hỗn tạp những tình trạng ảnh hưởng lên cơ nhai và khớp thái dương hàm , nó được xem là kết hợp của 2 hội chứng chính:

        - Loạn năng cơ nhai (muscle disorders): Đau và co thắt cơ.

        - Loạn năng KTDH (TMJ dysfunction): Đau khớp, tiếng kêu khớp, há miệng hạn chế.

Về danh pháp: Chưa có một tên gọi thống nhất, còn tương đối tùy tiện theo mỗi tác giả: Theo hiệp hội nghiên cứu đau (1986) ® hội chứng loạn năng và đau thái dương hàm (TemporoMandibular Pain and Dysfunction Syndrome: TMPDS) . Theo viện nghiên cứu sọ mặt của Mỹ ® loạn năng sọ hàm (Craniomandibular disorders) . Theo Ash và Ramfjord ® loạn năng cơ và / hoặc khớp thái dương hàm (temporomandibular joint and/or muscle disorders) . Nhưng từ LNTDH (TemporoMandibular Disorders)  là tên gọi mà nhiều tác giả sử dụng nhất hiện nay.

Về bệnh nguyên, mặc dù còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, nhưng rối loạn khớp cắn vẫn được nhiều tác giả cho là nguyên nhân chính gây LNKTDH .


Theo như dantri.com.vn  đã phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Như Hải năm 2007 Bác sĩ Hải cho biết :

-  Theo BS Hải, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, trước hết là do sức ép về tâm lý, ăn ngủ không điều độ, làm việc căng thẳng. Ngoài ra với những người  bị các bệnh như thoái hoá đốt sống cổ, tật chân cao chân thấp, bị vặn vẹo người khi làm việc ... cũng có thể gây ra loạn cơ thái dương hàm.  Còn hiều nguyên nhân khác bạn có thể tham khảo tại đây 

-  Bác sĩ Hải khẳng định, căn bệnh này không khó điều trị, nhưng do người Việt Nam hay chủ quan với nó nên khi đến viện đã ở mức nặng. Để điều trị bệnh loạn cơ thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành điều trị triệu chứng, vừa phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị có thể gồm hai loại, điều trị không can thiệp thực thể và thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai.

-  BS Hải khẳng định và có lời khuyên, nếu bệnh được phát hiện sớm, trong thời gian 1 tháng kể từ khi phát thì khả năng điều trị khỏi là 100%, đến để chậm từ 1 đến 6 tháng, tỷ lệ thất bại sẽ là 10% ... Tóm lại, nếu để càng lâu càng khó điều trị, chi phí cao và hiệu quả thấp. 

Tin cùng chuyên mục