Đặt khuôn trám, trám AMALGAM và đánh bóng miếng trám AMALGAM

1. Tại sao phải đặt khuôn trám.
Trong quá trình trám Amalgam, sau khi trộn Amalgam, đầu tiên Amalgam còn mềm, dẻo, nên khi ém và nhồi vào xoang răng thì Amalgam sẽ tràn ra theo mọi chiều.
– Ở xoang loại I và II đều có các vách xoang cứng bao quanh nôn khi nhồi Amalgam vào, Amalgam sẽ được giữ lại trong xoang, sẽ dễ dàng tạo miếng trám.
– Ở xoang loại II kép, thiếu vách xoang ở mặt bên nên không thể thực hiện được việc nhồi Amalgam đúng cũng như tạo lại hình dáng đúng của răng nếu như không đặt khuôn trám. Do vậy, phải đặt khuôn trám để :
o Tạo một vách tạm thời để ngăn giữ Amalgam khỏi bị tụt ra ngoài khi ém, nhồi Amalgam.
o Tạo diện tiếp xúc lý tưởng với răng (hoặc miếng trám) bên cạnh và tạo khuôn hình dáng đúng của miếng trám ở mặt bên (giúp dễ tạo lại đúng hình dáng mặt bên của răng trám)
o Hạn chế nước bọt hoặc máu từ lợi xung quanh răng vào.
o Dự phòng sự hư hại của mặt bên răng kế cận (hay miếng trám kế cận), để tạo lại hai răng riêng biệt, không dính nhau.
2. Những yêu cẩu của việc đặt khuôn trám tốt.
Một khuôn trám đặt tốt phải đạt những yêu cầu sau :
– Khuôn trám phải có chiều cao phù hợp với chiều cao của răng nghĩa là khuôn trám phải được đặt cao hơn mặt nhai một chút, không được đặt quá thấp hoặc quá cao vì sẽ khó khăn cho việc tạo lại hình dáng răng cũng như sẽ gây trở ngại khi nhồi, điêu khắc miếng trám và hạn chế tầm quan sát của người điều trị.
– Khuôn trám phải tiếp xúc với răng (hoặc miếng trám) và hơi cong theo hình dạng mặt bên của miếng trám để sau khi trám, miếng trám mới tiếp xúc tốt với mặt bên răng kế bên để khi ăn nhai thức ăn khỏi nhét vào kẽ giữa hai răng.
– Khuôn trám phải đặt phủ qua vách lợi và phải khít với vách lợi. Nếu đặt khuôn trám chỉ ngang vừa tới nền của vách lợi thì khi nhồi Amalgam, Amalgam sẽ dễ qua khe của khuôn trám xuống lợi (dùng đầu nhọn của thám trâm để kiểm tra, phải điều chỉnh khuôn trám sao cho không còn một khoảng trông nào giữa khuôn trám với các bờ mép xoang nếu cần chêm thêm các chêm gỗ vào kẽ răng để khuôn trám ôm sát răng trám).
– Bề mặt khuôn trám hướng vào trong xoang phải nhẵn nếu không sẽ tạo sự gồ ghề của mặt bên miếng trám. Mặt gồ ghề này sẽ tạo ra sự lưu giữ cơ học giữa khuôn trám và miếng trám làm trở ngại cho việc tháo gỡ khuôn trám – dễ bong một phần hay toàn bộ mặt bên của miếng trám.
|
|
Đặt khuôn trám (dùng chêm gỗ để đai ôm sát răng) |
Đai trám ôm sát răng |
3. Những lưu ý khi trám Amalgam.
Để miếng trám Amalgam được tốt, khi nhồi, ém và trám Amalgam cần chú ý những điểm sau :
– Phải nhồi Amalgam với lực ấn mạnh để khi Amalgam đông cứng sẽ không giãn nở nhiều cũng như khi nhồi với lực mạnh thì lượng thủy ngân thừa sẽ nổi lên bề mặt miếng trám, dùng bông gòn lau mặt miếng trám sẽ lấy đi được dễ dàng, nếu không lượng thủy ngân còn thừa sẽ làm miếng trám giãn nở quá mức sẽ- ảnh hưởng đến chất lượng miếng trám (giảm độ cứng của Amalgam).
– Không để cho nước bọt ngấm vào miếng trám trong quá trinh nhồi Amalgam, nếu không sau này Amalgam cũng sẽ giãn nở quá mức, kéo dài (do phản ứng hóa học giữa kẽm trong Amalgam với nước gây giãn nở chậm) phản ứng này chỉ xảy ra nếu Amalgam bị ngấm nước trong thời gian đông đặc, khi Amalgam cứng rồi không bị tác dụng bởi nước họt nữa.
– Phải nhồi, ém Amalgam từng lớp một, không được cho đầy xoang một lần rồi mới nhồi, ém để Amalgam có thể được nhồi chặt, sát vào các góc và vách xoang.
Phải cố gắng để thời gian ngắt quãng giữa 2 lần thao tác (từ lúc trộn đến lúc trám) càng ngắn càng tốt (có nghĩa là Amalgam sau khi trộn xong phải trám ngay đừng để lâu) vì thời gian ngắt quãng này càng nhiều thì độ cứng Amalgam càng giảm.
– Dặn bệnh nhân sau 2 giờ mới được ăn, tốt nhất trong 8 giờ đầu không ăn nhai trên miếng trám.
– Hẹn bệnh nhân trở lại ít nhất sau 48 giờ để đánh bóng miếng trám.
4. Đánh bóng miếng trám AMALGAM
a. Mục đích đánh bóng AMALGAM
o Tăng sự thẩm mỹ do miếng trám được làm láng, bóng
o Dễ vệ sinh răng miệng vì khi miếng trám trơn, láng thức ăn khó dính lại, dễ chải rửa sạch, tránh được sâu tái phát.
o Tăng sức bền của Amalgam
o Làm bệnh nhân thoải mái, không khó chịu trong miệng vì bề mặt khô ráp của Amalgam.
b. Kỹ thuật đánh bóng miếng trám amalgam
STT |
QUY TRÌNH ĐÁNH BÓNG |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Bước 1
|
Mũi khoan đánh bóng
|
– Chạy khoan để mài mịn mặt miếng trám tạo lại các hố, rãnh gờ múi như đã điêu khắc (tùy vị trí hố, rãnh, gờ múi mà dùng nhiều hình dạng mũi khoan đánh bóng khác nhau). |
2 |
Bước 2 |
Chổi đánh bóng |
– Lắp chổi đánh vào tay khoan cong, nhúng ướt chổi đánh bóng vào cát đánh bóng (pumice) (đã trộn với nước hoặc Glycerin) – Chạy máy chậm để chổi đánh bóng đánh bóng hết mặt trám miếng trám (nếu ở mặt bên, không dùng chổi mà dùng đai giấy nhám hoặc đĩa giấy nhám để đánh bóng lần thứ nhất với hạt thô, các lần sau với hạt mịn dần ) |
3 |
Bước 3 |
Đài cao su |
– Tương tự như bước 2, tẩm ướt đài cao su vào cát đánh bóng (đã trộn với nước hoặc Glycerin), chạy máy chậm để làm láng bóng mặt miếng trám. – Cho bệnh nhân súc miệng kỹ |
o Khi dùng các dụng cụ đánh bóng, phải có điểm tựa thật vững để khỏi trượt vào mô mềm
o Phải cho máy chạy chậm, giữ răng ướt (răng đang đánh bóng ) để không tạo ra sức nóng làm tan Amalgam và thủy ngân chảy ra.
o Giữ để nước miếng không che lấp răng đang làm việc
o Phải cẩn thận khi đánh bóng (chạy máy) để không cắt các mô mềm và gây đau cho bệnh nhân
o Khi dùng đai nhám, đĩa nhám phải bôi vaselin lên đai và đĩa nhám để tránh văng các hạt cát đánh bóng, giảm bớt gây ra nhiệt, giữ để đai, đĩa nhám không bị mềm vì nước miếng.
o Trong thực tế chỉ đánh bóng mặt bên khi không có răng kế cận.
Kỹ thuật đánh bóng AMALGAM