KỸ THUẬT ĐÀO XOANG ĐƠN LOẠI I

Trình bày được cấu tạo, hình dáng và cách đào xoang đơn loại I
Đào được xoang đơn loại I trên các răng thực tập
A. CẤU TẠO, HÌNH DÁNG XOANG ĐƠN LOẠI I
Xoang đơn loại I là loại xoang thường gặp nhất trong việc điều trị răng. Chúng ta đào xoang loại I khi sâu hoặc bệnh lý xảy ra ở các hố, rãnh của các răng hàm, tiền hàm và trên các hố gần u răng của các răng phía trước.
Tổng quát xoang đơn loại I gồm 5 vách:
+ Vách đáy : Vách lý tưởng phải phẳng và thẳng góc với lực nhai, nếu lỗ quá sâu thì làm đáy phẳng bậc thang.
+ Vách ngoài, trong, gần, xa :
a) Luôn luôn thẳng đứng nếu chiều sâu lớn hơn chiều rộng (lỗ sâu nhỏ).
b) Thành ngoài, trong đồng quy về phía mặt nhai nếu chiều rộng lổn hơn chiềusâu (lỗ sâu lớn) và thành gần xa có thể đồng quy về phía chân răng.
B. CÁCH ĐÀO XOANG
1. Quy trình đào xoang đơn loại I trên lâm sàng.
– : dùng nạo ngà đưa qua lỗ sâu để lấy sạch thức ăn và ngà hư mục trong lỗ sâu.
– (không thể dùng cây nạo) : dùng khoan tròn nhỏ, bắt đầu khoan từ một điểm ở trên hô” hoặc rãnh sâu (không bao giờ bắt đầu khoan ở nơi mặt răng bóng (láng) vì dễ trượt) để mở rộng miệng lỗ sâu hoặc đào xuống độ sâu thích hợp.
– Vừa hết lớp ngà sâu, ít nhất phải đến đường ranh giới men ngà – rồi từ đó mở rộng miệng lỗ sâu sao cho có thể cho nạo vào nạo sạch chất bẩn trong xoang.
(Ở các răng thực tập : chạy xuống độ sâu khoảng 1,5 mm)
: phải tìm điểm tựa thích hợp (ở các răng kế cận) để tránh trượt mũi khoan (khi khoan ở phần men) và có thể chủ động điều khiển tay khoan.
– Đổi mũi khoan trụ hoặc chóp cụt – nếu lỗ sâu nông (chọn kích thước khoan thích hợp tùy theo độ rộng của lỗ sâu), đặt mũi khoan vào vị trí vừa mở lối và chạy khoan để mở rộng lỗ sâu ra mọi phía theo các hố, rãnh để lấy hết các phần men, ngà sâu và tạo các vách gần, xa, ngoài, trong đúng theo cấu tạo hình dáng của xoang đơn loại I. Trong khi tạo xoang cần lưu ý :
+ Bề rộng, chiều sâu của xoang phải dừng lại ở nơi vừa hết men, ngà sâu đến men, ngà lành mạnh.
+ Phải luôn giữ cho mũi khoan thẳng góc với mặt nhai của răng đang đào xoang (nếu không sàn vách xoang sẽ nghiêng);tránh không ấn mũi khoan xuống dưới vì đầu mũi khoan có thể tụt sâu xuống dưới (dễ gây lộ tủy) ; không nên để quá nửa chiều dài của khoan trụ xuống sâu trong xoang.
– Dùng khoan chóp cụt để làm phẳng vách tủy, tạo ngàm – nếu cần (tức là làm thành ngoài, trong đồng quy về phía mặt nhai) và làm rõ các đường góc.
:
+ Chỉ làm phẳng vách tủy, tạo ngàm khi xoang có độ sâu vừa để tránh hại tủyrăng.
+ Bề rộng xoang tốt nhẩt bằng 1/4 của khoảng cách giữa hai đỉnh múi ngoài trongcủa răng, tức 1/4 khoảng liên múi.
– Dùng nạo ngà để kiểm tra xem còn ngà sâu hoặc ngà mềm trong xoang không, nếu còn dùng nạo hoặc khoan tròn (chạy chậm) để loại bỏ hết các chất sâu cho đến lớp ngà cứng – một vài phần ngà đổi màu nhưng cho cảm giác ngà trơn cứng (tức là ngà thứ phát) có thể để lại.
– Đối với các răng sâu nhiều, có nhiều ngà mềm, tốt nhất dùng nạo để lấy hết chất sâu (vì dễ kiểm soát công việc làm hơn để tránh việc làm lộ tủy).
– Dùng khoan trụ vát ‘các bờ xoang yếu hoặc nhọn góc (dùng gương nha khoa phản chiếu ánh sáng đến các vách xoang để kiểm tra kỹ các vách men).
– Rửa sạch xoang.
– Cô lập, khử khuẩn và thổi khô xoang.
2. Quy trình đào xoang đơn loại I trên răng thực tập (răng khô hoặc răng nhựa).
STT |
QUY TRÌNH ĐÀO XOANG 1 |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
1 |
Mở lối vào xoang |
Khoan tròn nhỏ |
Từ một điểm ở hố hoặc rãnh măt nhai, chạy khoan đào sâu xucíng một lỗ vừa ngập đầu khoan (sâu khoảng 1,5 mm) |
2 |
Tạo xoang |
Khoan chóp cụt |
– Từ lỗ vừa mở lối, đặt khoan thẳng góc mặt nhai để mở rộug lỗ sâu theo các hố và rãnh (ở cùng độ sâu 1,5 mm, bề rộng xoang # 1/4 khoảng liên múi) để tạo hình dạng xoang và các vách. + Vách ngoài trong thẳng đứng hoặc đồng quy về phía mặt nhai (nếu chiều sâu nhỏ hơu chiều rộng). + Vách gầu, xa thẳng dứng. + Vách tủy phẳng, thẳng góc với lực nhai – Làm rõ các đường góc. |
3 |
Lấy hết chất sâu |
Nạo ngà |
Nạo sạch chất bẩn troug xoang |
4 |
Hoàn tất |
Khoan trụ |
– Vát bờ men yếu, nhọu góc. – Rửa xoang. – Thổi khô |
C. HÌNH DÁNG (Ở MẶT NHAI) XOANG ĐƠN LOẠI I TRÊN CÁC RĂNG
1. Trên các răng hàm hàm dưới.
Tùy theo vị trí sâu xoang có thể được đào theo hình dạng một hố tròn nhỏ (như hình A) hoặc là một rãnh (như hình B) hoặc mở rộng theo hết các hố, rãnh trên mặt nhai (hình C).
2. Trên các răng tiền hàm hàm dưới.
Tùy vị trí sâu có thể tạo một hoặc hai xoang riêng biệt ở hố gần và hố xa (như hình D), hoặc xoang hình hụt đậu (như hình E) hoặc hình chữ Y (răng tiền hàm 2 dưới khi bị sâu hết ở các hố và rãnh – như hình F).
3. Trên các răng tiền hàm trên.
Tùy vị trí sâu có thể tạo một hoặc hai xoang riêng biệt ở các hố gần, xa (như hình G), hoặc hình hạt đậu (như hình H) hoặc hình quả tạ (hình I).
4. Trên các răng hàm hàm trên.
Tùy vị trí sâu có thể một hoặc hai xoang riêng biệt ở các hố ở mặt nhai các răng (hình K) hoặc tạo xoang theo hố và một phần rãnh (hình L) hoặc toàn bộ hố và rãnh (trong trường hợp sâu hết tất cầ phần hố, rãnh (như hình M).
răng hàm hàm trên có hai rãnh má gần, xa lưỡi, khi tạo xoang có rãnh gắng mở theo các hố,rãnh này.
5. Xoang ở hố mặt lưỡi (gần u răng – cingulum) các răng cửa hàm trên.
Thường đào xoang theo hình dạng một hố tròn (hình N).
+ Xoang ở hố mặt lưỡi các răng cửa thường nhỏ và có chiều sâu lớn hơn chiều rộng nên có thể tạo các vách xoang thẳng đứng (giữ khoan thẳng góc với mặt răng).
+ Thường giữ độ sâu của xoang ở mức bằng chiều cao của đầu khoan chóp cụt (1,5 mm).
+ Sau khi tạo xoang xong phải kiểm tra kỹ xoang bằng cách cho đầu bệnh nhân ngả ra phía sau, dùng gương nha khoa phản chiếu ánh sáng vào xoang xem kỹ có chất sâu còn sót lại hoặc từ những điểm sâu còn lại trong xoang có thể dẫn đến một hốc sâu, lấy hết ngà mềm, cần phải chú ý khoan hoặc nạo vì rất dễ làm lộ tủy.