KỸ THUẬT ĐÀO XOANG KÉP LOẠI I

hình ảnh đào xoang răng

A. CẤU TẠO, HÌNH DÁNG XOANG KÉP LOẠI 1

Khi sâu xảy ra ở mặt nhai các răng hàm, chạy dọc theo các rãnh và hố ở mặt má hoặc lưỡi của răng đó thì chúng ta đào xoang kép loại 1.

Tổng quát xoang kép loại 1 có hình dạng:

+         : là hình dạng của xoang đơn loại I nhưng mở rộng ra tận đến mặt má (nếu cũng sâu ở mặt má) hoặc mặt lưỡi (nếu cũng sâu ở mặt lưỡi)

+        Ở mặt má hoặc mặt lưỡi:

·        Vách gần, xa thẳng đứng, song song nhau nhưng phải làm tròn góc gần lợi và xa lợi.

·        Vách trục thẳng góc vách tủy nhưng phải lượn tròn đường góc trục tủy

·        Vách lợi thẳng góc vách trục

Hình dáng ở mặt nhai của xoang kép loại 1
 

Hình dáng ở mặt ngoài (hoặc mặt trong) của xoang kép L1

 

Hình dáng xoang kép loại 1 ( nhìn từ mặt nhai và mặt trong)

B. CÁCH ĐÀO XOANG

1.  Quy trình đào xoang kép loại 1 trên lâm sàng.

Giống mở lối vào xoang của xoang đơn L1

     Phần mặt nhai : Đào và hoàn tất phần mặt nhai của xoang răng y như đào xoang đơn loại I, sau đó dùng khoan hình trụ từ xoang này đào theo các rãnh  mặt nhai ở cùng độ sâu của xoang nhai – để mở xoang ra tận đến rãnh sâu của mặt má (nếu sâu ở mặt má) hoặc mặt lưỡi (nếu sâu ở mặt lưỡi).

     Phần mặt má hay mặt lưỡi:

+ Dùng khoan trụ đặt theo rãnh sâu, theo hướng song song vách trục sẽ đào, đào từ phía ngoài (mặt má hoặc lưỡi) vào trong cho hết phần ngà sâu (nhưng ít nhất phải qua đường tiếp nối men ngà) thì dừng lại (để tạo vách trục  khởi).

+ Dùng khoan chóp cụt, theo hướng từ vách tủy xuống vách lợi, để tạo vách lợi phẳng và thẳng góc vách trục.

+ Dùng khoan trụ để tạo hai vách gần, xa thẳng đứng, song song nhau tạo vách trục thẳng góc với vách tủy.

+ Dùng khoan trụ lượn tròn đường góc trục tủy và hai mép phía ngoài của vách gần vách lợi, vách xa vách lợi.

+ Dùng khoan chóp cụt làm rõ các đường góc, điểm góc.

Giống như ở đào xoang đơn loại 1.

Ging như ở đào XĐL1

        

                

              

2. Quy trình đào xoang kép loại 1 trên răng thực tập.

 

QUY TRÌNH ĐÀO XOANG

DỤNG CỤ

KỸ THUẬT

1

M li vào xoang

Khoan tròn nhỏ

Ging như  xoang đơn loại 1

2

Tạo xoang

* Phần mặt nhai

 

 

 

 

 

* Phần mặt má (hoặc mặt lưỡi)

  Khoan chóp cụt

– Khoan trụ

 

 

 

 

    Khoan trụ

 

 

    Khoan chóp cụt

 

 

 

    Khoan trụ

 

 

    Khoan trụ

 

    Khoan chóp cụt

– Đặt khoan vào vị trí vừa mở lối đàoxoang ở mặt nhai như đào xoang đơnloại I

– Từ xoang nhai, đặt khoan thang góc mặt nhai, mở xoaug (heo các rãnh ở mt nhai ra đến các rãnh ở mặt má (hoặc mặt lưỡi) (ở cùng độ sâu của xoang nhai #1,5 mm).

    Đặt khoan theo rãnh răng (theo hướng song song vách trục sẽ đào), đào từ ngoài vào trong để tạo vách trục sơ khởi,

    Đặt khoan theo hướng từ vách tủy đến vách lợi để tạo vách lợi phẳng, thang góc vách trục (bồ rộng vách lợi tính từ phía ngoài vào vách trục # 1mm, từ vách gần đến vách xa # 1,5 mm).

    Đặt khoan theo rãnh răng tạo hai vách gần xa thẳng đứng, song song nhau và vách trục thẳng góc vách tủy

   Lượn tròn đường góc trục tủy và hai mép phía ngoài của vách gần lợi và xa lợi.

   Làm rõ đường góc, điểm góc.

3

Lấy hết chất sâu

     Nạo ngà

   Ging như ở xoang đơn loại 1 (trên răng thực tập)

4

Hoàn tất

– Khoan trụ

    Ging như ở XĐL1 (trên răng thực tập)

khi sâu răng chỉ xảy ra ở phần hố của các rãnh  mặt má hoặc mặt lưỡi của các răng hàm thì chỉ đào như xoang đơn loại I nhưng thay vì ở mặt nhai thì ở mặt má hoặc mặt lưỡi.

 

        Nếu miếng trám  cao quá sẽ tạo điểm cộm, gây rối loạn cắn khớp, sẽ gây bệnh lý ở răng trám (viêm khớp răng, viêm nha chu). Ngoài ra, miếng trám sẽ dễ vỡ khi ăn, nhai.

        Phải điêu khắc để khi hoàn tất, bề mặt miếng trám phải thật mịn. 

Kỹ thuật trám Amalgam

 

Kỹ thuật điêu khắc Amalgam

Tin cùng chuyên mục