KỸ THUẬT ĐÀO XOANG LOẠI 3

KỸ THUẬT ĐÀO XOANG loại 3

Trình bày được cấu tạo, hình dáng và cách đào xoang loại 3 đơn, kép. Đào được xoang loại 3 đơn, kép trên răng thực tập.

  A. CẤU TẠO, HÌNH DÁNG XOANG LOẠI 3

   1.   Xoang loại 3 đơn.

      Khi sâu xảy ra ở mặt bên các răng cửa, răng nanh nhưng chưa ăn lan đến mặt môi, lưỡi và nếu không có răng kế cận ta đào X loại 3 đơn.

      Xoang có cấu tạo hình dáng như xoang đơn loại I (XĐL1)  nhưng thay vì ở mặt nhai, ta đào ở mặt bên, xoang có hình tròn – nếu lỗ sâu nhỏ – hay hình tam giác (nhưng các góc tròn, kiểu như hình trái lê) _ nếu lỗ sâu lớn.

 

A. Trường hợp lỗ sâu lớn B.Trường hợp lỗ sâu nhỏ

2. Xoang loại 3 kép.

– Khi sâu xảy ra ở mặt bên răng cửa, răng nanh mà có răng kế cận hoặc sâu đã ăn lan ra mặt môi hay mặt lưỡi, ta đào X kép loại 3.

– Việc xác định hình dáng xoang phụ thuộc vào hình dáng, kích thước và vị trí lỗ sâu :

+ Khi răng sâu ít, thường tạo X như hình (C). Xoang ở hai mặt:

·      Ở mặt lưỡi: có đáy lớn hơn miệng (để giữ miếng trám không cho tụt ra về phía mặt bên), vách tủy song song bề mặt lưỡi.

·       Ở mặt bên :

Hai vách môi, lưỡi đồng quy về phía mặt lưỡi.

Vách trục thẳng góc vách tủy.

Vách lợi thẳng góc vách trục       

Xoang kép loại 3.

+ Khi lỗ sâu lớn, hình dạng xoang tùy thuộc vào lỗ sâu thường tạo như môt hcíc có đáy lớn hơn miệng – chỉ cốt yếu là lấy cho được hết phần men ngà sâu (hình D). Trường hợp không thể tạo đáy lớn hơn miệng, tạo hai giếng lưu (đào một rãnh sâu nhỏ như cái chốt chốt vào phần ngà răng để gắn chặt miếng trám vào xoang) ở hai điểm : 1 ở góc bờ cắt, một ở góc môi lợi (hình E , F)

Trường hợp lỗ sâu lớn nhưng chưa ăn lan ra mặt môi.

B.   CÁCH ĐÀO XOANG

1.Quy trình đào X loại 3 trên lâm sàng.

     : giống như ở xoang loại I đơn.

    :

Dùng khoan tròn nhỏ, từ hố vừa mở lối mở rộng xoang cho đến phần men, ngà sâu và tạo hình dạng X hình tròn (nếu lỗ sâu nhỏ), hình tam giác (nếu lỗ sâu lớn).

+Xoang hình tròn : tạo xoang giống như ở XĐL1

+Xoang hình tam giác .

·     Dùng khoan tròn tạo hình dạng tam giác; vách môi cong lồi theo hình dạng mặt môi, vách lưỡi cong theo hình dạng mặt lưỡi, vách lợi thẳng.

·      Dùng khoan chóp cụt lạo các vách X phẳng, hai vách môi, lưỡi đồng quy về phía mặt bên, làm rõ các đường góc.

·        Dùng khoan tròn làm rõ điểm góc trục môi lưỡi và trục lưỡi lợi.

·        Dùng khoan chóp cụt làm rõ điểm góc trục môi lợi.

         Giống như ở XĐL1.

         Giống như ở XĐL1.

Đào X kiểu này khi lỗ sâu còn nhỏ chưa ăn lan ra mặt môi, lưỡi hoặc đã ăn lan một ít ra mặt lưỡi nhưng chưa ra mặt môi.

      

+     Nếu lỗ sâu đã ăn lan ra mặt lưỡi, dùng nạo ngả nhỏ đưa vào lỗ sâu để nạo sạch thức ăn và hư mục- nếu ;lỗ sâu chưa lọt cây nạo, dung khoan tròn nhỏ mở rộng miệng lỗ sâu.

+     Nếu lỗ sâu chưa ăn lan ra mặt lưỡi vào hố lưỡi sát với gờ bên, tương ứng với lỗ sâu, đào sâu xuống một lỗ ngập mũi khoan (khoảng 1 mm) và mở rộng hố này thông với lỗ sâu để có thể cho nạo vào nạo sạch các chất đơ trong xoang.

      

+        Ở mặt lưỡi:

·        Dùng khoan tròn tạo  hình dạng xoang ở mặt lưỡi (chú ý tạo đáy lớn hơn miệng để giữ miếng trám khỏi tụt về hía mặt bên)

·        Dùng khoan chóp cụt tạo vách tủy song song kè mặt lưỡi và làm rõ các đường góc, điểm góc:

+        Ở mặt bên: dung khoan chóp chụt:

·        Chạy theo chiều môi lưỡi để lấy cho hết phần men ngà sâu và tạo vách trục thẳng góc vách tủy và hai vách môi lưỡi đồng quy về phía mặt lưỡi.

·        Tạo vách lợi thẳng góc vách trục

      giống như ở xoang loại I

      giống như ở XĐL1

c) .Xoang loại 3 kép-như hình D, E, F.

Đào xoang kiểu này trong trường hợp lỗ sâu quá lớn không thể tạo xoang như hình C hoặc lỗ sâu đã ăn ra mặt môi.

      

Thường dùng nạo ngà nhỏ đưa vào lỗ sâu để làm sạch xoang nhưng nếu miệng lỗ sâu nhỏ, dùng khoan tròn để mở lối vào X và tạo xoang (tùy vị trí lỗ sâu để bắt đầu đi từ phía môi hoặc lưỡi sao cho thuận tiện nhưng tốt nhất nên cố gắng đi từ phía mặt lưỡi); dùng nạo ngà hoặc khoan tròn nhỏ chạy chậm để  lấy sạch ngà sâu, nâu đen. Việc tạo hình dạng xoang thường phụ thuộc theo hình dạng lỗ sâu nhưng cố gắng tạo sao cho đáy lớn hơn miệng xoang, nếu không được có thể tạo như hình đáy chén (hình E) hoặc như hình F. Trong trường hợp không thể tạo đáy lớn hơn miệng thì phải tạo hai giếng lưu, một ở góc bờ cắt và một ở góc môi lợi: dùng khoan tròn nhỏ đặt theo hướng song song tủy răng khoan sâu xuống (như một cái chốt) vào hai vị trí tại giếng lưu.

Nếu xoang sâu quá có thể tái tạo vách trục bằng Eugenate.

      giống như ở xoang loại I

      giống như ở XĐL1

 : Bảo đảm thẩm mỹ tối đa cho các răng phía trước, khi tạo xoang cần lưu ý :

+ Phải cố gắng lấy thật ít phần men, ngà răng, chỉ lây vừa hết phần men ngà hư mục nhưng phải lấy hết phần ngà đen cứng (ngà thứ phát).

+ Có thể để lại những bờ men không được chống đỡ bằng ngà lành.

+ Chỉ dùng loại khoan nhỏ để đào X

2. Quy trình đào xoang loại 3 trên lâm sàng.

a). Xoang loại III đơn (hình tam giác)

STT

QUY TRÌNH

ĐÀO XOANG

DỤNG CỤ

KỸ THUẬT

1

M li vào xoang

Khoan tròn nhỏ

Đặt thẳng góc và vào điểm giữa của mặt bên đào sâu xuống một h vừa ngập mũi khoan (xấp xỉ 1mm).

2

Tạo xoang

  Khoan tròn nhỏ

 

 

 

 

 

 

    Khoan chóp cụt

 

 

    Khoan tròn

 

    Khoan chóp cụt

– Mở rộng hố vừa đào theo hình tam giác

+  Tạo vách môi cong theo hình dạng mặt môi

+   Vách lưỡi cong theo hình dạng mặt lưỡi

+  Vách lợi thẳng (bề rộng xoang xấp xỉ 2mm)

– Tạo các vách X phẳng, tạo vách môi, lưỡi đồng quy về phía mặt bên, làm rõ các đường góc.

– Làm rõ điểm góc trục môi lưỡi, trục lưỡi lợi

– Làm rõ điểm góc trục môi lợi

3

Lấy hết chất sâu

 –     Nạo ngà

    Ging như ở xoang đơn loại I (trên răng thực tập)

4

Hoàn tất

– Khoan chóp cụt

    Ging như ở XĐL1 (trên răng thực tập)

b). Xoang loại 3 kép (kiểu xoang ở hình C)

STT

QUY TRÌNH

ĐÀO XOANG

DỤNG CỤ

KỸ THUẬT

1

M li vào xoang

Khoan tròn nhỏ

Đặt vào hố lưỡi, sát với bờ bên, đào một hố sâu xấp xỉ 1mm và mở rộng hố ra đến mặt bên

2

Tạo xoang

* Ở mặt lưỡi

 

 

* Ở mặt bên

  Khoan tròn

 

 

    Khoan chóp cụt

 

    Khoan chóp cụt

-Từ hố vừa mở  lối, tạo theo hình dạng ở mặt lưỡi (đáy lơn hơn miệng xoang)

 Tạo vách tủy song song mặt lưỡi và làm rõ các đường góc, điểm góc.

 Đưa theo chiều môi lưỡi để tạo vách trục thẳng góc góc vách tủy (bề sâu xoang từ mặt bên đến vách trục xấp xỉ 1mm), tạo hai vách môi lưỡi đồng quy về phía mặt lưỡi (khoảng cách hai vách xấp xỉ 3mm ở đáy xoang tức là chiều dài vách lợi).

    Tạo vách lợi thẳng góc vách trục 

3

Lấy hết chất sâu

     Nạo ngà

 Ging như ở xoang đơn loại I (trên răng thực tập)

4

Hoàn tất

– Khoan chóp cụt

  Ging như ở XĐL1 (trên răng thực tập)

 

Tin cùng chuyên mục