KỸ THUẬT ĐÀO XOANG LOẠI II

KỸ THUẬT ĐÀO XOANG

 A. CẤU TẠO, HÌNH DÁNG XOANG LOẠI 2

Khi sâu xảy ra ở mặt bên (mặt gần, xa) của các răng hàm, tiền hàm ta đào xoang loại 2.

1.  Xoang đơn loại 2.

        Đào xoang đơn loại 2 khi sâu chỉ xảy ra ở mặt bên và sát lỗ sâu không có răng kế cận.

        Xoang có cấu tạo hình dáng như xoang đơn loại 1 nhưng thay vì ở mặt nhai (MN), ta đào ở mặt bên và thường đào theo dạng của hình tròn.

2.  Xoang kép loại 2.

Khi có răng kế cận, dù có sâu thêm ở mặt nhai hay không, ta phải đào xoang kép loại 2. Như vậy, xoang kép loại 2 gồm 2 phần :

Kiểu hình dạng như ở mặt má (hoặc mặt lưỡi) của xoang kép loại 1 nhưng :

        Hai vách má, lưỡi đồng quy về phía mặt nhai .

         Vách trục cong lồi theo mặt bên răng.

         Vách lợi (vách nướu) coi như thẳng góc vách trục.

Cấu tạo, hình dáng như xoang loại I nhưng mở rộng xoang ra đến mặt bên răng và hình dáng ở mặt nhai sẽ là :

        Nếu M nhai không sâu : là một đuôi én không đi quá nửa M nhai.

        Nếu sâu ở M nhai  mở hết hố và rãnh sâu như đào xoang loại 1.

Chú ý :

         Xoang kép loại II có thổ ở trên 2 hoặc 3 mặt răng.

         Khi lỗ sâu chưa lớn, có thể phát hiện lỗ sâu bằng thám trâm số 17 đưa vào mặt bên tìm lỗ sâu, hoặc dùng chỉ tơ nha khoa (dental floss) đặt vào kẽ răng rồi kéo lên – nếu vướng là có sâu ; nếu nghi ngờ có thể chụp phim răng.

 

A- Ở răng hàm dưới                         B-Xoang ở 3mặt răng

                                                              (Xoang xa gần nhai)

 

B. CÁCH ĐÀO XOANG

1.  Quy trình đào xoang kép loại 1 trên lâm sàng.

        Nếu có sâu ở cả mặt nhai:  mở lối vào xoang giống như ở xoang loại 1

        Nếu không sâu ở mặ nhai: đặt khoan tròn nhỏ vào hố răng ở M nhai – cùng bên với lỗ sâu-mở rộng hố răng ra đến mặt bên và đào sâu xuống dưới cho thông với lỗ sâu, mở rộng lỗ sâu cho đến khi có thể đưa nạo vào để lấy sạch các chất bẩn và ngà sâu trong lỗ sâu.

·      

+        Dùng khoan tròn, đặt vào hố vừa mở lối, vừa sát với mặt bên, đưa khoan theo chiều má lưỡi để mở rộng lỗ sâu cho hết phần men ngà ở mặt bên (nhưng bề rộng xoang  ít nhất phải qua phần tiếp xúc giữa hai răng), sâu xuống đến gần bờ cổ răng- nhớ giữ sức ấn trên tay khoan nhẹ nhàng để tạo vách trục song song theo hình dạng bên của răng; vách trục phải ở ngay chỗ tiếp giáp giữa ngà sâu và ngà lành nhưng trung bình chiều sâu từ mặt bên đến vách trục là 1mm ở răng tiền hàm và 2mm ở răng hàm (trong trường hợp lỗ sâu quá sâu, có thể tái tạo vách trục như ở xoang kép loại I).

+        Dùng khoan trụ tạo vách má và vách lưỡi hơi xòe về phía lợi răng, vách má và vách lưỡi tạo với mặt bên một góc #90°

+        Dùng khoan chóp cụt tạo vách lợi phẳng và nằm ngang.

+        Tiếp tục dùng khoan chóp cụt để làm rõ các đường góc, điểm góc

·      Tạo xoang phụ ở mặt nhai:

Phần xoang phụ ở mặt nhai được đào hoàn toàn giống như xoang loại 1 ở mặt nhai; hình dạng trên mặt nhai như sau:

        Trường hợp không sâu ở mặt nhai: tạo  hình đuôi én không đi quá ½ mặt nhai

        Trường hợp sâu ở mặt nhai:tùy lỗ sâu, mở rộng theo hết các hố và rãnh sâu như ở xoang loại I hoặc tạo dạng đuôi én theo các hố, rãnh.

Sau đó dùng khoan trụ lượn tròn các đường góc trục tủy

Giống như ở đào xoang đơn loại I.

Ging như ở đào xoang đơn loại I.

Chú ý:

– Tạo chiều rộng phần eo của ngàm đuôi én vào khoảng 1/3 chiều rộng xoang ở M nhai ngay nơi mặt bên (để có thể giữ được miếng trám không cho tụt ra về phía mặt bên ; nếu eo nhỏ quá, miếng trám sẽ yếu, khi nhai dễ gãy ngay chỗ eo nhai.

– Trên các răng đang mọc, không thể dùng bờ lợi để làm mức cho chiều sâu của xoang bên, đào xoang tạm và trám tạm cho đến khi răng mọc lên hoàn toàn đủ để đào vách lợi xuống đến cổ răng.

2. Quy trình đào xoang kép loại 2 trên răng thực tập

STT

QUY TRÌNH

ĐÀO XOANG

DỤNG CỤ

KỸ THUẬT

1

M li vào xoang

Khoan tròn nhỏ

Đặt khoan vào h răng ở M nhai phía bên đào xoang, đào sâu xuống ngập mũi khoan, mở rộng h răng ra đến mặt bên

2

Tạo xoang

 * Xoang chính ở mặt bên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Xoang phụ ở mặt nhai

  Khoan tròn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Khoan trụ

 

 

    Khoan chóp cụt

    Khoan chóp cụt

    Khoan trụ

 

 

    Khoan trụ

    Đặt khoan vào h vừa mở lối, vừa sát với mặt bên, đưa khoan theo chiều má lưỡi để mở rộng xoang qua phần tiếp xúc giữa 2 răng (2mm ở miệng xoang, 3mm ở vách lợi tức đáy xoang), đào sâu xuống đến gần bờ cổ răng, giữ sức ấn. trên tay khoan nhẹ nhàng để tạo vách trục song song theo hình dạng mặt bên (bề sâu từ mặt bên đến vách trục = bề rộng vách lợi, trung bình là lmm ở răng tiền hàm và 2mm ở răng hàm)

    Tạo vách má lưới hơi xòe về phía lợi vách má, lưỡi tạo với mặt bên một góc # 90°.

    Tạo vách lợi phẳng và nằm ngang.

    Làm rõ các đường góc, điểm góc

    Đào như xoang loại 1 ở M nhai, tùy răng có thể tạo hình đuôi én không quá nửa mặt nhai hoặc đào theo các hố, rãnh ở M nhai

    Lượn tròn các đường góc trục tủy

3

Lấy hết chất sâu

     Nạo ngà

     Ging như ở xoang đơn loại I (trên răng thực tập)

4

Hoàn tất

– Khoan trụ

    Ging như ở xoang đơn loại I (trên răng thực tập)

 

Tin cùng chuyên mục