KỸ THUẬT ĐÀO XOANG RĂNG Ở TRẺ EM

Nêu được những đặc điểm của răng sữa. Trình bày được sự khác biệt khi đào xoang ở răng sữa và răng vĩnh viễn ở trẻ em.
A. ĐẶC ĐIỂM RĂNG SỮA :
Khi đào xoang ở răng sữa, cần chú ý 4 đặc điểm của R sữa khác răng vĩnh viễn.
1.Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn.
Răng sữa có kích thước chỉ bằng khoảng nửa kích thước của R vĩnh viễn. Như vậy kích thước xoang phải giảm nhiều.
2.Men ngà răng sữa mỏng hơn răng vĩnh viễn.
Chiều dày của 2 lớp men ngà R sữa chỉ bằng khoảng 1 nửa kích thước của R vĩnh viễn nên phải điều chỉnh độ sâu của xoang thích hợp để khỏi hại tủy răng.
Ví dụ : 1 xoang sâu khoảng 2,5mm trên mặt nhai của R hàm vĩnh viễn chỉ qua lớp men và vừa đến lớp ngà răng, nhưng cũng một xoang sâu như vậy ở trên mặt nhai của răng hàm sữa thì đã qua lớp men, ngà, có thể vào tới lớp tủy răng.
3. Buồng tủy răng sữa lớn hơn và sát với bề mặt răng hơn buồng tủy răng vĩnh viễn.
Các sừng tủy R sữa nằm cao ở trong ngà R, đặc biệt là các sừng phía gần của R hàm sữa. Điều này giải thích được vì sao tủy R sữa dễ bị lộ do sâu răng hay do việc đào xoang.
4. Thân răng sữa bầu hơn răng vĩnh viễn.
Ở R sữa thân răng bầu hơn, cổ R thắt lại hơn nên ở xoang loại II khi tạo vách lợi thường khó hơn (khi đặt khuôn trám cũng khó hơn).
5. Men ngà răng sữa mềm hơn men ngà răng vĩnh viễn.
Do men ngà mềm hơn nên rất dễ lấy đi bằng cây nạo hay mũi khoan. Khi đào X mũi khoan xuống rất nhanh cho nên phải cẩn thận vì dỗ lộ tủy.
Sự khác biệt giữa R sữa với răng vĩnh viễn
B. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐÀO XOANG TRÊN RĂNG SỮA, RĂNG VĨNH VIỄN CỦA TRẺ EM
Việc đào xoang trên răng sữa và R vĩnh viễn ở trẻ em được thực hiện theo nguyên tắc chung, nhưng có 1 số thay đổi:
1. Ở răng sữa và ở trẻ quá nhỏ.
Do đặc điểm R sữa khác răng vĩnh viễn cũng như ở trẻ quá nhỏ thường nhút nhát, sợ hãi, không chịu ngồi yên, nhất là khi chạy khoan nên phải cố gắng để chỉ điều trị tối thiểu thật nhanh, do vậy ngoài những lưu ý ở phần đặc điểm R sữa, trong kỹ thuật đào X cần lưu ý thêm:
– Theo nguyên tắc đào xoang chung, tất cả mô sâu phải được lấy đi hết, nhưng ở R sữa vì dễ có khả năng lộ tủy hơn nên trong những trường hợp xoang quá sâu, có thể để lại chút ít phần ngà mềm sát đáy xoang, sát khuẩn kỹ, lót một lớp Eugenate nhão bên dưới trước khi trám tạm Eugenate đặc lên trên; để vài tuần sau đó hàn vĩnh viễn (che tủy gián tiếp).
– Mở rộng xoang ở mức tối thiểu, không mở rộng phòng ngừa: chỉ đào xoang ở hần hố rãnh sâu, không mở rộng xoang qua các hố, rãnh gần đó nếu không sâu; trong khi đào phải cố gắng lấy càng ít ngà men càng tốt, chỉ cốt yếu loại bỏ phần men ngà hỏng; có thể đào riêng từng xoang riêng biệt mà không cần phải nối lại, tránh không mở hình đuôi én lên trên các múi răng, nhất là ở những răng mới mọc. Ở các xoang lợi II kép, nếu răng sâu ít, có thể tránh việc tạo ngàm đuôi én ở mặt nhai, chỉ tạo sao cho đáy lớn hơn miệng xoang.
– Ngày nay, với sự tiến bộ của vật liệu trám (Cement Glass Ionomer) cho phép không phải đào X. Ở răng sữa và ngay cả R vĩnh viễn của trẻ nhỏ, nhút nhát, chỉ dùng nạo ngà, nạo sạch thức ăn, ngà hỏng, mục trong xoang, sau đó sát khuẩn, làm khô xoang, trám bằng Glass Ionomer (kỹ thuật ART: kỹ thuật điều trị không gây sang chấn ). Nhờ tính dính tốt của Glass Ionomer, miếng trám vẫn lưu tốt.
2. Ở răng vĩnh viễn của trẻ nhỏ.
– Ở răng v viễn của trẻ nhỏ, nhất là các răng mới mọc, buồng tủy còn rộng nên phải lưu ý về độ sâu của xoang như ở R sữa.
– Ở các răng chưa mọc lên hoàn toàn, chỉ đào xoang tạm và trám tạm chờ khi răng mọc đã hoàn toàn rồi sẽ đào xoang lý tưởng.