KỸ THUẬT LÓT VÀ TRÁM TẠM

Tổng hợp các kỹ thuật trám và lót xoang răng
A. KĨ THUẬT LÓT VÀ TRÁM EUGENATE VÀ ZINC PHOSPHATE CEMEN
1. Kỹ thuật lót và trám Eugenate.
Bảng quy trình kỹ thuật trám tạm bằng Eugenate
STT |
QUY TRÌNH TRÁM |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang trám |
Gương nhámvà bay trộn |
– Trộn Eugenate theo đúng kỹ thuật – Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang |
2 |
Trám |
Cây lấy và ém Eugenate |
– Dùng cây lấy lượng Eugenate vừa đủ cho vào xoang, dùng cây ém (hoặc đầu ém) ém chặt Eugenate vào đáy và thành lỗ trám. – Dùng cây lấy loại bỏ bớt phần Eugenate dư ở mặt nhai và mặt bên |
3 |
Hoàn tất |
Kẹp gắp |
Dùng bông thấm nước lau trên mặt miếng trám để làm miếng trám và lấy phần dư nếu còn |
Chú ý:
– Eugenate thường được dùng để trám lót các xoang sâu sát tủy, trám tạm hoặc băng thuốc.
– Khi muốn lót xoang bằng Eugenate, ta cứ trám tạm xoang bằng Eugenate, để 1 tuần. Kỳ hẹn sau, dùng khoan hoặc nạo sắc lấy bớt đi một lớp khoàng 2/3 chiều sâu xoang ( 1/3 còn lại là lớp lót ) và trám chất trám vĩnh viễn lên trên.
– Eugenol cay sẽ làm bỏng lưỡi, niêm mạc bệnh nhân, vì thế khi dùng phải cẩn thận, không để đụng vào môi, miệng hoặc lưỡi, lợi bệnh nhân ( nhất là bệnh nhân trẻ em, để tránh cay lưỡi, sau khi trám Eugenate có thể cho cắn bông 5-10 phút.
2. Kỹ thuật trám, lót Zinc phosphate Cement
Bảng quy trình kỹ thuật lót bằng Zinc phosphate Cement
STT |
QUY TRÌNH LÓT |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
Gương láng và bay trộn |
– Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang. – Trộn Zinc phosphote Cement theo đúng kỹ thuật trộn |
2 |
Lót |
– Que lấy Cement
– Que ém ( hoặc đầu ém)
– Nạo hoặc thám trâm. – Nạo hoặc thám tram |
– Lấy lượng Cement vừa đủ đặc vào vách xoang cần lót, lấy bớt phần Cement thừa nếu thấy thừa nhiều – Nhúng đầu cây ém thừa trên kính để khi ém khỏi dính Cement, ém nhẹ nhàng Cement vào vách lót cho dến khi vách đáy ( hoặc vách trục) nhẵn láng, bằng phẳng hoặc theo hình dáng ta muốn, nếu thiếu phải lấy Cement thêm cho đủ mức cần thiết (nhưng cố gắng để chỉ lấy một lần duy nhất ) -Nếu dư chút ít, phải lấy đi trước khi Cement khô. – Khi Cement bắt đầu khô làm rõ đường góc điểm góc (nếu Cement đã khô, dùng khoan chóp cụt để lấy đi phần dư cũng như làm rõ đường góc điểm góc) |
3 |
Hoàn tất |
– Nạo hoặc thám tram |
– Lấy hết phần Cement dư hoặc chình ở các vách chung quanh để xoang được sạch sẽ |
:
– Zinc phosphate cement được dùng để lót xoang khi đáy xoang, chưa sát tủy
– Khi lót xoang bằng Zinc phosphate cement chỉ cần lót một lớp vừa đủ, không cần thiết phải đào xoang sâu để lớp lót được dày lên ( như lớp lót Eugenate), không lót quá cao, lớp lót phải dưới đường tiếp nối men ngà để lớp chất trám vĩnh viễn ( thường là Amalgam) được lưu tốt chắc chắn (hình A).
– Có thể dùng Zìnc phosphate cement để tái tạo vách tủy hoặc vách trục ( hình B, C)
STT |
QUY TRÌNH TRÁM |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang trám |
Gương láng và bay trộn |
– Giống như ở phần lót Zinc phosphate Cement |
2 |
Trám |
– Que lấy Cement
– Que lấy Cement |
– Lấy lượng Cement vừa đủ (ước chừng đầy xoang ) cho vào xoang. – Nhúng đầu cây ém ( que) vào bột cement khô còn thừa trên kính ém cement vào sát các góc và vách xoang ( đừng ấn mạnh giữa miếng trám, cement sẽ tràn ra ngoài). – Tiếp tục lấy Cement cho vào xoang và cũng ém như trên đến khi xoang vừa đầy (nếu chưa đầy xoang ) nhưng không để cement tràn ra ngoài. – Tạo lại bề mặt chung quanh và cách rãnh ở bề mặt miếng trám. + Khi cement còn mềm khắc từ rãnh về phía múi răng. + Khi cement đủ cứng ( vừa bắt đầu khô ) khắc từ mặt R về phía miếng trám (chiều ngược lại ) + Nếu cement đã khô rồi phải làm miếng trám hoàn toàn bằng khoan hoặc đá mài |
3 |
Hoàn tất |
– Kẹp gắp |
– Bôi vaselin ở mặt ngoài của miếng trám |
: Zinc phosphate Cement được dùng để trám tạm ( coi như vĩnh viễn) ở răng sữa gần tuổi thay, răng mọc chưa xong.
B. KỸ THUẬT TRÁM CÁC CHẤT VĨNH VIỄN
1. Kỹ thuật trám Silicate.
STT |
QUY TRÌNH TRÁM SILICATE |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
Gương láng và bay trộn |
– Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang ( dùng chêm tách kẽ răng trước nếu hai răng quá khít ) – Tùy độ sâu xoang mà bôi verni, che Ca(OH)2 hoặc lót Zinc phosphate hay Eugenate – Đặt đai Celluloide vào kẽ răng. – Trộn Silicate theo đúng kỹ thuật ( tùy màu răng để chọn màu bột ) |
2 |
Trám |
– Cây lấy và cây ém Cement
– Dao cắt hoặc đá mài hoặc đĩa mài hay giấy nhám |
– Lấy lượng Silicate vừa đủ cho vào xoang – Ém chặt Silicate vào trong xoang dung thám trâm lấy bớt Silicate thừa, bóp đai trám Celluloide sát theo hình dạng của răng, giữ yên 3 phút cho Cement khô. – Bỏ đai trám ra, gọt bỏ hoặc mài phần Silicate dư (khi mài phải bôi Vaseline lên trên đá mài) |
3 |
Hoàn tất |
Kẹp gắp |
Bôi vaseline lên mặt miếng trám |
:
– Silicate được dùng để trám vĩnh viễn cho các răng phía trước.
– ‘Phải cố gắng để lấy lượng Silicate vừa phải, chỉ hơi dư một ít, đừng để qua dư phải gọt hoặc mài nhiều sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng miếng trám
– Khi bóp đai trám Celluloide, chú ý để tại lại hình dáng giải phẫu của răng đúng ngay từ đầu
– Đừng cố gắng trộn, Silicate một lần để dùng cho hai xoang khác nhau cùng một lúc, trộn và trám từng xoang một
2. Kỹ thuật trám Amalgam
Quy trình kỹ thuật trám Amalgam
STT |
QUY TRÌNH TRÁM AMALGAM |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
– Cối chày Amalgam( hoặc máy trộn), vải vắt |
– Trộn Amalgam theo đúng kỹ thuật, vắt thủy ngân dư – Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang – Đặt khuôn ( đai trám) nếu là xoang kép loại II |
2 |
Trám |
– Cây lấy và cây nhồi Amalgam
– Kẹp gắp |
– Lấy Amalgam đưa vào xoang, dùng sức ấn Amalgam vào xoang theo động tác miết xuống, trải từng lớp một vào đáy xoang, tiếp tục ém và nhồi chặt từng lớp ( thường cho đầy hơn xoang 1 ít ), phải ém kỹ các vách xung quanh để Amalgam vào sát xoang ( không có kẽ hở giữa miếng trám và vách xoang) – Nếu là xoang loại II, khi cho Amalgam vào xoang, phải cho vào xoang bên ( xoang chính) trước, sau đó mới đến phần mặt nhai – Dùng bông lau mặt miếng trám, khi lau ém kỹ ở quanh các bờ xoang ( những nơi tiếp xúc giữa răng và Amalgam) |
3 |
Điêu khắc Amalgam |
– Cây điêu khắc Amalgam |
Dùng cây điêu khắc Amalgam theo các hố, rãnh,,múi giải phẫu như cũ của răng. + Phải điêu khắc từ bờ răng vào giữa miếng trám ( để có sự liên tục giữa bờ R và miếng trám ) để tạo lại hố, rãnh mặt nhai cũng như các mặt khác của múi răng + Với xoang kép loại II : sau khi cho Amalgam đầy xoang, dùng thám trâm tì lên đai trám để tạo lại bờ bên của răng ( giống hình dạng cũ và tương ứng bờ cao của răng kế bên), điêu khắc mặt nhai như trên ,sau đó lấy dụng cụ giữ đai ra( lấy theo chiều má lưỡi), lấy phần Amalgam thừa ở mặt bên bằng thám trâm. |
4 |
Hoàn tất |
Cây điêu khắc Amalgam |
– Kiểm tra khớp cắn đúng bằng cách cho bệnh nhân cắn R lại và nhai thử (nếu vòm cao bệnh nhân sẽ thấy cộm hoặc nếu Amalgam còn mềm sẽ thấy dấu vết của răng đối diện ở bề mặt miếng trám phải điêu khắc lại ở vùng có dấu vết cho đến khi bệnh nhân cắn, nhai thử mà không còn có dấu vết nữa). – Hẹn bệnh nhân đánh bong miếng trám (kỳ hẹn sau ít nhất sau 24 giờ) |
– Khi đặt khuân trám (ở xoang kép loai II), đụng cụ giữ khuân trám luôn đặt ở phía má , có thể đặt thêm cây chêm gỗ ở kẽ R để đai trám ôm sát cổ răng (nếu đai tram đặt không đúng , sẽ khó tái tạo lại hinh dáng giải phẫu cũ của răng và Amalgam thừa sẽ dễ tràn xuống kẽ lợi gây viêm lợi có thề gây tiêu xương ở cổ R vùng đó )
– Trước khi miếng trám khô cần điêu khắc để răng có khớp cắn đúng- chỉ cho bệnh nhân rời ghế khi có khớp cắn đúng.
3. Kỹ thuật trám Composite.`
* Kỹ thuật trám Composite hóa trùng hợp.
Quy trình kỹ thuật trám Composite hóa trùng hợp
STT |
QUY TRÌNH KỸ TRÁM SILICATE |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
Giấy trộn và bay trộn plastic |
– Xoang đã được lót Eugenate(không để Eugenate tiếp xúc truc tiếp lớp Composite sẽ không đông mà phải lót Zine photphat lên trên ), hoặc Zine photphate Cement, Ca(OH)2 verni… – Nếu xoang kông lưu ; phải tạo bán bằng acid(Etching); cô lập răng , dùng bông vo nhỏ tẩm ướt acid tạo mảng bám, đặt vào xoang R (các thành men ) để khoảng 2phút, acid sẽ tạo ngàm ở các bờ men ) thấy men răng đổi màu trắng đục như phấn ), bơm nước rửa sạch acid . -So màu, chọn màu thích hợp (cùng màu với răng bên cạnh ). -Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang . -Trộn Composite theo đúng kỹ thuật |
2 |
Trám |
-Cây lấy và cây ém Cement -Đá mài, đĩa mài, giấy nhám |
Giống như ở trám Silicate |
3 |
Hoàn tất |
-Kẹp gắp |
Giống như ở trám Silicate |
: Composite được dùng để trám vĩnh viễn cho tất cả các răng, đặc biệt các răng phía trước (thẩm mỹ).
Quy trình kỹ thuật trám Composite quang trùng hợp
STT |
QUY TRÌNH KỸ TRÁM SILICATE |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
– Đèn quang trùng hợp
– Cây cọ |
– Chọn màu Composite (theo bảng 10 màu) – Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang – Nếu dán răng (R bị mòn ngót, răng đổi màu do nhiễm Tetracyclin, R bị thiểu sản men…) thì phải mài bề mặt men (dùng mũi khoan kim cương trụ thuôn dài mài một lớp gần 2/10-4/10mm) – Tạo bám bằng acid : thoa một lớp mỏng acid lên bề mặt men, để khoảng 30 giây đến 1 phút, bơm nước rửa sạch (không cho bệnh nhân súc miệng) |
2 |
Trám |
– Cây cọ
– Mũi khoan kim cương trụ dài thuôn đầu
– Đĩa, giấy nhám bằng plasic |
– Thoa đều một lớp mỏng keo lá men ngà (Bonding) lên các vách xoang hoặc bề mặt men vừa tạo bám, chiếu đèn 10 giây – Nếu có mài răng và lộ ngà thì phải bôi chất xử lý ngà (dentin conditioner hay primer) dể làm sạch lớp bùn ngà (có hai loại phải rửa bằng nước, có loại chỉ thổi khô) rồi sau đó mới bôi lớp keo dán ngà lên bề mặt ngà, chiếu đèn cho khô. – Đắp thuốc : thường đắp hai lớp: + Lớp thuốc xóa màu (nên dùng loại có opaque, tùy màu có thể dùng U.O, Y.O, G.O…)chiếu đèn 20-40 giây. + Lớp thuốc có màu đã chọn (tạo theo đúng hình dáng), chiếu đèn cho khô (nếu xoang sâu hoặc phải tái tạo phức tạp có thể đắp, tái tạo từng lớp, từng phần một). – Mài phần dư (nếu có) và làm nhẵn bề mặt miếng trám |
3 |
Hoàn tất |
– Giấy nhám từ thô đến mịn (đánh bóng với thuốc đánh bóng Composite) – Các mũi đánh bóng Silicone |
Dùng giấy nhám (từ thô đến mịn) đánh bóng với thuốc đánh bóng Composite, sau đó dùng các mũi đánh bóng Silicone để đánh bóng miếng trám |
Chú ý:
Composite quang trùng hợp được dùng trám vĩnh viễn cho tất cả các răng đặc biệt là các răng phía trước và trường hợp trám thẩm mỹ ở các răng bị mòn ngót cổ R, răng bị đổi màu do nhiễm Tetracylin hay bị thiểu sản men
Có nhiều loại Composite quang trùng hợp (do nhiều hãng sản xuất )nên khi dùng cần xem thêm hướng dẫn cụ thể của từng loại thuốc
4. Kỹ thuật trám Glass Ionomer Cement (G.I.C) hóa trùng hợp
Bảng quy trình kỹ thuật trám Glass Ionomer Cement hóa trùng hợp
STT |
QUY TRÌNH KỸ TRÁM SILICATE |
DỤNG CỤ |
KỸ THUẬT |
1 |
Chuẩn bị chất trám và xoang răng |
Giấy trộn và bay trộn plastic |
– Chọn màu thích hợp – Cô lập, khử khuẩn, thổi khô xoang – Trộn GIC theo đúng kỹ thuật |
2 |
Trám |
-Cây lấy và cây ém Cement (tốt nhất bằng plastic) |
– Nếu ở các răng trước : cách trám như trám Silicone (dùng đai Celluloide) – Nếu trám các răng trong : lấy lượng GIC vừa đủ cho vào xoang, dùng cây ém ém chặt vào các vách và góc xoang, dùng cây lấy tái tạo đúng theo hình dạng răng, lấy thêm cho đủ nếu còn thiếu nhưng cố gắng lấy một lần duy nhất vì GIC mau đông cứng. Có thể bôi vaselin trên ngón tay đang mang găng cao su, lấy tay để ém GIC chặt vào xoang; xoang loại II kép cũng dùng đai trám. |
3 |
Hoàn tất |
|
Bôi verni (loại verni GIC) hoặc vaselin lên bề mặt miếng trám. |
Chú ý:
– GIC được dùng trám vĩnh viễn cho các loại xoang loại I, III, V (đặc biệt ở răng sữa không cần phải đào xoang, chỉ dùng nạo để nạo sạch xoang, sau đó trám bằng GIC (kỹ thuật ART)
– Có loại GIC quang trùng hợp (cách trám tổng quát như Composite quang trùng hợp nhưng cần xem thêm hướng dẫn cụ thể của từng hãng sản xuất)