Trám bít hố và rãnh ngừa sâu răng

Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ mặt nào của răng nhưng thường xảy ra sớm ở mặt hố và rãnh, do hố và rãnh là nơi dễ lưu giữ thức ăn, mảng bám và khó chải sạch.
Sự sử dụng fluor đã rất có hiệu quả trong phòng ngừa sâu răng, nhưng ảnh hưởng chủ yếu của fluor là làm giảm sâu răng ở các mặt nhẩn, còn ở mặt nhai thì kém hiệu quả.
Do đó, trám bít hố và rãnh để ngừa sâu răng là việc làm cần thiết cho cộng đồng.
Trám bít hố và rãnh là một kỹ thuật điều trị dự phòng đã có từ lâu, trước đây người ta đã sử dụng cement, Amalgam để trám hoặc là mài mở rộng rãnh để làm giảm sự lưu giữ thức ăn…, nhưng các kỹ thuật này không mang lại kết quả lâu dài khả quan mà còn có nguy cơ làm hư răng do có sự mài bỏ mô răng lành.
Ngày nay nhờ có sự khám phá ra kỹ thuật tạo bám bằng acid phosphoric (do Buonocore giới thiệu 1955) và các loại resin đặc biệt có tính dính và độ cứng cao đã giúp cho kỹ thuật trám bít hố rãnh thuận lợi hơn là không mài bỏ mô răng
mà kết quả cũng rất tốt và đáng khích lệ.
Ở Việt Nam, trám bít hố rãnh bằng sealant đã được đưa vào chương trình nha học đường để ngừa sâu răng cho trẻ em.
CHỈ ĐỊNH :
Chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chia làm ba nhóm tùy theo khả năng phát triển của bệnh sâu răng.
◦ Nhóm 1 : Những bệnh nhân không có răng sâu và có ỉẽ sẽ không bị sâu. Rãnh mặt nhai cạn (nông) và tròn.
◦ Nhóm 2 Những bệnh nhân phát hiện không bị sâu hoặc những ring bị sâu chớm phát hoặc có miếng trám ở mặt nhai hoặc hố trũng rấnh hẹp vầ sâu dễ mắc thức ăn là những người dễ bị sâu răng nếu không bôi sealant.
◦ Nhóm 3 : Những bệnh nhân đã có nhiều răng sâu và sâu răng mặt bên có khả năng phát triển.
So sánh 3 nhóm với hiệu quả kinh tế thì nên bôi sealant ở nhóm 2.
Trong chương trình nha học đường, việc chọn lọc bệnh nhân thì không cần thiết mà nên áp dụng cho mọi học sinh (nếu điều kiện thuốc men trang bị đầy đủ)
Chọn răng.
:
◦ Răng cối lớn vĩnh viễn mới mọc (răng số 6 , 7)
◦ Răng tiền cối mới mọc.
◦ Hố các răng cửa vĩnh viễn.
◦ Răng hàm sữa ở trẻ em 3-4 tuổi.
:
◦ Răng không bị sâu, lành mạnh.
◦ Răng nghi ngờ bị sâu, có nghĩa là răng có mắc thám trâm nhưng không có sự mất men, đổi màu hay có sự mềm ở đầu thám trâm, những răng này thường chưa có kế hoạch điều trị.
Đối với răng đã chẩn đoán là sâu (Si, s2…) thì không được bôi mà phải trám.
TRANG BỊ VÀ THUỐC MEN
Thuốc trám :
Gồm có :
◦ Acid etching để tạo bám là acid phosphoric 37%.
◦ Thuốc trám là nhựa BIS – GMA loại tự cứng gồm có 2 chất : part A là Bisphenol A và part B là glycidyl methacrylate, hai chất này khi trộn với nhau một lượng tương đương sẽ xảy ra phản ứng trùng hợp và nhựa sẽ cứng sau 2 phút.
Trang bị dụng cụ :
◦ Máy nén hơi đơn giản.
◦ Máy nha khoa đơn giản .
◦ Đầu tay khoan cong để đánh bóng.
◦ Đầu cao su hay chổi để đánh bóng gắn trên trục lắp (mandrin ).
◦ Khay dụng cụ – bộ đồ khám.
◦ Vỉ trộn thuốc.
◦ Cây trộn thuốc.
◦ Chổi quét.
◦ Bột đánh bóng không chứa fluor.
Tất cả trang bị thuốc men yêu cầu phải đầy đủ trưđc khi bắt đầu công việc vì trong suốt thời gian trám một tay người điều trị phải giữ trong miệng, còn một tay hoạt động.
NGUYÊN TẮC ĐỂ THÀNH CÔNG
Hiệu quả của trám bít hố rãnh tùy thuộc vào độ bám dính và lưu giữ chất trám trong hố và rãnh theo thời gian (trên 5 năm gọi là thành công). Những nguyên tắc đó như sau:
◦ Hố và rãnh phải thật sạch.
◦ Răng phải khô ráo suốt quá trình bôi.
◦ Acid tạo bám phải đúng chỗ – và trắng đục men răng
◦ Sealant phải phủ hết phần tạo bám và hố rãnh không phủ lên múi và gờ bên của răng.
◦ Sealant phải cứng hoàn toàn.
Muốn đạt được hiệu quả cao phải tuân thủ các bước của kỹ thuật trám bít
KỸ THUẬT TIẾN HÀNH
Cho em bé lên ghế, điều chỉnh ghế ở tư thế thoải mái và ngang tầm làm việc.
1. Xếp tất cả các loại dụng cụ cần thiết trên bàn làm việc.
◦ Cho sẵn một giọt acid etching trên khay.
◦ Cho sẵn một giọt của part A vào vỉ trộn
2. Đánh bóng mặt răng với bột đánh bóng không có fluor.
3. Rửa sạch mặt răng và cho bé súc miệng. Dùng thám trâm vớt những mảnh còn sót trong rãnh răng ra.
4. Cô lập vùng răng cần bôi bằng bông cuộn dễ thấm nước.
5. Thổi khô mặt răng bằng hơi sạch không lẫn dầu và hơi nước.
6. Thấm acid etching lên một viên bông nhỏ. Bôi acid tạo bám lên hố rãnh mặt nhai (cẩn thận chỉ bôi acid chung quanh rãnh khoảng lmm không bôi lên gờ bên và đỉnh múi răng).
Để trong 60 giây
Thay bông cuộn nếu bông đã thấm ướt.
7. Rửa kỹ acid bằng nước sạch (dùng bđm tiêm để xịt) trong 30 giây (rửa kỹ mới bộc lộ ngàm của men răng). Trong khi rửa phải chú ý thay bông khi bông vừa thấm ướt.
8. Thổi khô răng trong 30 giây – mặt răng phần đã bôi acid sẽ trắng đục ra – nêu không phải bôi acid lại trong 15 giây.
Tuyệt đối không cho nước bọt dính vào vùng răng đã etching vì nó sẽ làm giảm sự bền chắc của miếng trám,
9. Trộn thuốc :
◦ Thêm một giọt của phần B vào với giọt phần A đã chuẩn bị sấn.
◦ Dùng cây trộn, trộn đều hai phần này trong 10 giây.
10. Dùng cây chổi lấy Sealant bôi lên phần men và hố rãnh đã bôi acid – chú ý đừng bôi quá phần này – lượng thuốc tương đối dày, nếu hơi cộm sẽ tự mòn trong vài ngày, nếu không mài bớt với mũi khoan đá mịn hoặc mũi kim cương.
11. Chờ 2 phút sealant đông cứng – kiểm tra ở vỉ trộn – đã cứng rồi thì kiểm tra sealant trên răng. Nhớ giữ không cho nước bọt thấm vào, nếu sealant phủ chưa đủ, tiếp tục làm acid etching lại trong 10 giây. Rửa, thổi khô và bôi thêm sealant .
12. Dùng viên bông thấm nước lau bề mặt đã trám (vì hộp bên trên của sealant không trùng hợp hoàn toàn và cho một cảm giác hơi khó chịu) và cho em bé súc miệng.
SỰ LƯU GIỮ SEALANT
Tác dụng phòng ngừa của sealant là do tính dính của nó trên men và bít các hố và rãnh. Chừng nào sealant còn nguyên vẹn thì sâu răng không phát triển bên dưới, do đó sự giảm tỷ lệ sâu răng còn tùy thuộc vào sự lưu giữ của sealant
Sealant dễ bị bong nhất là trong 12 tháng đầu. Những răng đã qua giai đoạn trên thường chịu được từ 5 đến 10 năm và có thể còn hơn nữa
Những răng dễ bi bong nhất thường xảy ra ở trẻ em càng nhỏ và ở những răng kho cô lập khi bôi.
Tất cả những răng có trám bít hố rãnh cần theo dõi bộ lưu giữ của nó trong những lần khám điều trị hoặc kiểm tra định kỳ. Để trám lại trước khi sâu răng xảy ra.