Nhiễm Khuẩn Nha Chu: Góp Phần Vào Gánh Nặng Viêm Toàn Thân Mạn Tính
viem toan than

Nhiễm khuẩn nha chu, nếu không được điều trị, có thể đẫn đến sự phá huỷ rộng rãi mô liên kết và xương ổ răng tại chỗ và là một nguyên nhân chính gây mất răng. Nhiễm khuẩn nha chu gây đáp ứng viêm mạn tính tại chỗ và điều đó được xem nhữ một nguyên nhân góp phần vào gánh nặng viêm toàn thân mạn tính, tại viểu mô túi nha chu có sự tăng sinh mạch, viêm loét tạo đường vào cho các vi khuẩn gây bệnh  nha chu từ mảng bám răng, mà trong đó chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí Gram âm và kỵ khí bắt buộc.

Du khuẩn huyết, là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu, từ đó lưu chuyển khắp cơ thể, đã ác nhận là có xảy ra trong bệnh viêm nha chu. Người ta đã xã định tác nhân gây bệnh nha chu có trong mảng xơ vữa động mạch và chúng có thể xâm nhập vào tế bào nội mô động mạch chủ và động mạch vành. Các thành phần của vi khuẩn (ví dụ: LPS) cũng phát tán vào hệ tuần hoàn. Hiện tượng du khuẩn huyết và sự phát tán này có thể đưa các kích thích kháng nguyên tới các vị trí như csac tế bào nội mô và tế bào gan, gây sản xuất yếu tố trung gian miễn dịch tiền viêm. Ngoài ra, các yếu tố trung gian tiền viêm như IL- 1b, TNF-a, IL-6, prostaglandin E2 (PGE2) và B2 thromboxane, được sản xuất tại vị trí tổn thương nha chu, cũng có thể đi vào hệ tuần hoàn và tạo hiệu ứng viêm xa ở mô và cơ quan đích. Do đó, mô nha chu bị viêm tàon thân mạn tính.

TNF-a, IL-6 và IL-1b, tất cả các yếu tố trung gian quan trọng trong viêm nha chu, đã được chứng minh là có tác động quan trọng trên chuyển hoá glucose và li-pid cũng như hoạt động của insulin sau kích thích nhiễm trùng cấp hoặc chán thương. Ngoài ra, viêm mạn tính cấp thấp, với sự tham gia của các yếu tố trung gian tương tự, đã dược chứng minh là liên quan đến sức đề kháng insulin, đái tháo đường và các biến chứng của nó.

Có thể hiểu rõ nhất các cơ chế mà nhiễm khuẩn nha chu góp phần vào kháng insulin, kiểm soát đường huyết kém, các biến chứng ĐTĐ có thể gây ĐTĐ tuýp 2 qua những bằng chứng mới về tác động toàn thân của béo phì. Mô mỡ hiện được công nhận là yếu tố quan trọng kích thích hoạt mạn tính hệ thống miễn dịch tự nhiên và góp phần vào gánh nặng viêm toàn thân mạn tính cấp thấp. Các tác dụng xấu của béo phì liên quan đến viêm toàn thân cả bao gồm kháng insulin, không dung nạp glucose và tăng nguy cơ phát triển đái tháo đường tuýp 2.

Mô mỡ tiết ra các protein có hoạt tính sinh học, còn gọi là các adipokine, có hiệu quả tự tiết/cận tiết tại chỗ, đồng thời cũng tác dụng như một hormon hệ thống. Nhiều adipokines là các chất trung gian tiền viêm có thể góp phần vào tình trạng viêm toàn thân mạn tính cấp thấp. Như đã đề cập trước đó, một số adi-pokines được sản xuất bởi các mô mỡ cũng là các chất trung gian gây viêm được sản xuất tại chỗ trong mô nha chu khi đáp ứng viêm nhiễm khuẩn nha chu, ví dụ như TN-a,IL-1b và IL-6. Các chất trung gian này trực tiếp kích hoạt hệ thống miễn dịch tự nhiên các thành phần của nó, ức chế hoạt động của insulin, tất cả đẫn tới rối loạn glucose và tăng đường huyết. Hình 3 minh họa mô hình khái niệm kết hợp hình ảnh lầm sàng của bệnh viêm nha chu và béo phì với với trò giả thuyết của viêm trong bệnh sinh ĐTĐ, kiểm soát đường huyết kém và bệnh mạch vành.

Ngày càng có nhiều chứng cứ thuyết phục từ các nghiên cứu đoàn hệ và cáưt ngang, nghiên cứu thực nghiêm ở người và các mô hình động vật cho thấy có sự liên hệ giữa béo phì, viêm mạn tính, đề kháng insulin và sự phát triển bệnh ĐTĐ tuýp 2.Các nghiên cứu dich tễ học cho thấy các marker viên có liên quan với ĐTĐ tuýp 2 và các đặc điểm của hội chứng chuyển hoá ở các đối tượng không bị đái tháo đường hoặc có rối loạn dung nạp glucose hoặc rối loạn đường huyết lúc đói; các marker viêm giúp dự đoán bệnh ĐTĐ tuýp 2; viêm có liên quan đến sinh bệnh học của xơ vữa động mạch, một đặc điểm phổ biến của ĐTĐ tuýp 2, các tác nhân kháng viêm (ví dụ như aspirin, statin, glitazone) làm giảm các phản ứng pha cấp và có thể làm giảm nguy cơ phát triển ĐTĐ tuýp 2, đồng thời cải thiện kiểm soát đường huyết trong trường hợp đã bị ĐTĐ; và GDN, một yếu tố nguy cơ của ĐTĐ tuýp 2, có liên quan với đáp ứng viêm. Các nghiên cứu thực nghiệm bao gồm can thiệp nội khoa, dinh dưỡng, di truyền đã cung cấp thêm những hiểu biết về cơ chế tế bào và phần tử quá đó có sự tích hợp giữa các kích thích mạn tính (ví dụ: dinh dưỡng quá mức,sản phẩm vi khuẩn, tăng đường huyết, tăng lipid máu, stress oxy hoá và stres tâm lý), miễn dịch tự nhiên, viêm toàn thân mạn tính béo phì, kháng insulin và rối loạn chuyển hoá. Kết nối những chứng cứ này với những tác động toàn thân tiềm năng của nhiễm khuẩn nha chu trên viêm mãn tính là bằng chứng mới mẻ kết nối những nghiên cứu dịch tễ học và can thiệp về nhiễm khuẩn nha chu với các makers viêm toàn thân và sự thay đổi nồng độ của chúng sau điều trị nha chu.

Hình 3: mô hình khái niệm tích hợp các hình ảnh bệnh nha chu và bệnh béo phì với vai trò giả thiết của viêm trong bệnh ĐTĐ, kiểm  soát đường huyết kém và bệnh mạch vành

Trích từ Donahue RP, Wu T.Ann Periodontol năm 2001; 6:119-124.107. Trong mô hình này, các nguồn viêm mạn tính như viêm nha chu và béo phì nội tạng tạo ra tình trạng tiền viêm, bao gồm biểu hiện quá mức và kéo dài các cytokine và các chất trung gian gây viêm khác. Ở đây, đáp ứng của vật chủ với nhiễm trung nha chu có thể là một điểm quan trọng của tình trạng viêm mạn tính cập thấp và là nguồn tạo ra các cytokine tiền viêm. Tuy nhiên, các rối loạn chuyển hoá liên quan với bệnh ĐTĐ ảnh hưởng tới nhiều con đường trong đố có con đường viêm và các con đường làm trần trọng thêm quá trình bệnh lý độc lập với các cytokine.

IL-6,TNF-a và IL-1b là một trong những chất trung gian gây viên quan trọng được sản xuất trong viêm nha chu. Các chất trung gian này đã được báo cáo là quan trọng trong con đường sinh bệnh học của sự đề kháng insulin, bệnh mạch vành và gần đây hơn là bệnh ĐTĐ. Trong một con đường giả thuyết,IL-6 và IL-a kích thích phản ứng pha cấp trong gan, dẫn đến sự sản xuất các chất phản ứng pha cấp như protein C phản ứng (CRP), fibrinogen và chất ức chế hoạt hoá plasminogen-1 (PAI-1). Người ta đã chứng minh những chất phản ứng pha cấp này tham gia và sự đề kháng insulin, cũng như là các chỉ số nguy cơ và các yếu tố nguy cơ cho tỷ lệ mắc bệnh mạch vàng và bệnh ĐTĐ. IL-6, TNF-a và IL-b cũng như đã được chứng minh là làm gián đoạn tín hiệu insulin, dẫn đến sự hấp thu glucose của tế bào. Hơn nữa, sự đề kháng inssulin, là một phần của hội chứng chuyển hoá, là một yếu tố nguy cơ trong sinh bệnh học ĐTĐ và các biến chứng của nó, cũng như bệnh mạch vành. Các adpokines và các yếu tố khác được cho là đóng góp đáng kể và sự đề kháng insulin không được trình bày ở đây.

Tin cùng chuyên mục