Chọn răng

Chọn răng là giai đoạn quan trọng không thể tóm tắt chỉ định về màu răng trên phiếu la bô. Đây là giai đoạn đầu tiên giúp việc thực hiện phục hình được sống động . Bệnh nhân chấp nhận phục hình dễ dàng nếu giữ lại được nụ cười và sự diễn tả của khuôn mặt. Khi chọn răng, không nên chỉ chú ý đến những dữ liệu hình học – là kết quả của khoảng trống sẵn có – mà còn để ý đến yếu tố thẩm mỹ, tâm lý, cơ học và chức năng. Chọn răng là để xác định hình thể, kích thước, màu sắc phù hợp với bệnh nhân.
1. Hình thể và kích thước răng
Trong một số trường hợp, có thể chọn răng giả rất sớm từ lần hẹn đầu, trước khi nhổ những răng sau cùng còn lại (chuyển tiếp từ giai đoạn mất răng bán phần sang mất răng toàn bộ).
Nên lấy dấu và đổ mẫu nghiên cứu, đó là những tư liệu quí sẽ cần đến. Mặc dù những tư liệu này phản ảnh một tình trạng mà ta thường không muôn lập lại giông y như vậy (răng gẫy, răng di chuyển bệnh lý v.v…) nhưng chúng thường giúp ta có những chỉ định về kích thước, hình thể và vị trí. Mặc khác, cần lưu ý đến những nhận xét của bệnh nhân đã có mang hàm về thẩm mỹ của phục hình cũ. Điều này có thể có ích giúp việc làm hàm mới được thẩm mỹ hơn.
* Chọn răng trước
Khi không có những tài liệu trước ktụ nhổ răng, có nhiều phương pháp tự ý hoặc là dựa vào vẻ mặt nam hay nữ (cá tính), hoặc là dựa vào dạng ngoài của khuôn mặt, hay dạng ngoài của cung hàm hàm trên để chọn hình thể răng.
Cá tính
Khuôn mặt hội tụ tất cả những yếu tố chủ yếu của cá tính. Vì vậy, nên biết “đọc” các khuôn mặt để sau này có thể đặt răng “đúng nơi cần đặt”. Mỗi nụ cười đều mang một thông tin, và thông qua nụ cười, có thể nhận biết trạng thái tâm hồn tiềm ẩn của mỗi người. Các răng là những diễn viên của nụ cười về mặt cấu trúc và hình thái, góp phần xác định một cá nhân. Các đặc điểm hình thái của răng phần nào biểu lộ đặc điểm của mỗi người. Ví dụ răng phụ nữ góc tròn hơn, nam vuông hơn…
Chẳng hạn, không phải là hiếm khi nhận thấy một phụ nữ nhỏ, về lô gíc, phải có những răng nhỏ, nhưng do có tính “bạo dạn” nên sẽ có những răng lớn hơn. Mỗi bệnh nhân đều muốn giữ nụ cười và cá tính riêng biệt của họ, và không muôn chúng giống như của cha mẹ, bạn bè, hàng xóm….
Dạng ngoài của khuôn mặt
Hình thể của răng cửa giữa nhìn trong mặt phẳng trán tương ứng với hình thể khuôn mặt xoay ngược lại (hình 56).
Hình 56. Tương quan giữa hình thể răng và hình thể khuôn mặt
Trong mặt phẳng đứng dọc, khuôn mặt lồi nhiều tương quan với những răng phồng. Tuy vậy không nên áp dụng những tiêu chuẩn lựa chọn này một cách cứng nhắc và nên tôn trọng những nhận xét chủ quan cùa người điều trị.
Dạng ngoài của cung hàm trên
Hình thể của cung hàm trên có thể là một chỉ dẫn phụ để giúp chọn hình thể răng. Như vậy, cung răng vuông tương ứng với răng vuông v.v… (hình 57).
Hình 57. Liên quan giữa hình thể răng và hình thể cung hàm trên.
Khi xác định toàn bộ hình thể răng – trong thực tế việc xác định toàn bộ hình thể răng gắn liền với việc chọn răng cửa giữa (răng này tiêu biểu cho phần cụ thể của cá tính) cũng phải xét đến hình thể của răng cửa bên là răng mang phần trừu tượng của cá tính, và răng nanh là răng tượng trưng cho bản năng sống .
Như vậy răng cửa bên ở phụ nữ thường nhỏ hơn và hơi thụt lên so với bờ cắn của răng cửa giữa. Ngược lại, ở nam giới, răng cửa bên có thể lớn gần bằng răng cửa giữa và bờ cắn nằm ngang mức với răng cửa giữa. Tùy theo vị trí răng cửa bên trong chiều trước-sau (hơi ra phía hành lang hay hơi vào phía khẩu cái), sẽ làm mạnh lên hay giảm đi cá tính của bệnh nhân đã được biểu lộ bởi răng cửa giữa. Cũng tương tự vậy cho răng nanh, tùy theo vị trí hay hình thể của đỉnh nhọn răng nanh, làm cho bệnh nhân có nụ cười ít nhiều dữ dằn, thậm chí giống như “nhe nanh” của loài ăn thịt.
Để chọn kích thước răng, dùng một com pa có đầu cùn, đánh dấu lên vành cắn hàm trên khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa giữa đến đỉnh răng nanh. Cách khác là dùng thước trượt đo khoảng cách bờ ngoài cánh mũi, cộng thêm 7 mm thì có khoảng cách từ phía xa răng nanh này đến phía xa răng nanh kia (hình 58). So kích thước này lên bảng hình thể răng, xác định được bộ răng có thể dùng được (xem phụ lục). Chiều cao của răng cửa giữa được qui định bởi khoảng cách từ điểm giữa hai răng cửa đến đường cười.
Hình 58. Tính khoảng cách giữa mặt xa hai răng nanh
dựa theo bề rộng của mũi đo bằng thước trượt
* Chọn răng sau
Vai trò của răng sau là thiết lập lại chức năng một cách hiệu quả. Việc lên răng phải bảo đảm sự trượt hài hòa các mặt nhai đối diện trong những vận động chức năng và cận chức năng của hàm dưới. Khái niệm khớp cắn- phục hình ở đây là khớp cắn thăng bằng, khớp cắn này phải có những điểm chạm đồng thời bên làm việc và bên không làm việc trong những vận động ngoại tâm. Loại khớp cắn này chỉ có tác động giữ vững trong khi nuốt (2000 lần mỗi ngày) và trong những vận động “trống” liên quan với những cận chức năng và. Có nhiều loại răng đáp ứng được tất cả các nhu cầu phục hình. Các loại răng này được phân loại theo góc múi, thành nhóm giải phẫu (30°), bán giải phẫu (20°) và không giải phẫu (0°). Chọn nhóm nào tùy vào mức độ chính xác của sự phối hợp vận động của hàm dưới. Có thể nhận thấy sự chính xác đó trong khi ghi tương quan tâm bằng cách thử xem bệnh nhân có khả năng tìm lại được vị trí tương quan tâm một cách chính xác khi há ngậm miệng nhiều lần.
Phương pháp khác là kỹ thuật điểm tựa giữa. Một mũi nhọn cố định trên vành cắn hàm trên, tiếp xúc với một bản ghi dính với vành cắn hàm dưới. Khi mũi nhọn này được chỉnh ở kích thước dọc khớp cắn đúng, các vành cắn của hai nền tạm không được chạm nhau nữa. Yêu cầu bệnh nhân thực hiện những vận động đưa tới trước, lùi sau, đưa sang bên phải và bên trái. Đường vẽ của những vận động-khác nhau này được ghi lên bản hàm dưới, trước đó bản này đã được bôi đen bằng bút nỉ không phai (hình 59).
Hình 59. Hệ thống ghi với điểm tựa giữa
Bằng phương pháp này, có được những cung gôtic, giúp phát hiện khá chính xác khả năng phôi hợp cơ của bệnh nhân (hình 60).
phối hợp cơ tốt phối hợp cơ trung bình phối hợp cơ xấu
Hình 60. Các cung gôtic giúp phát hiện khả năng phối hợp cơ của bệnh nhân.
Nếu đường vẽ rõ ràng và chính xác, nên chọn các răng có múi nhóm giải phẫu bởi vì chúng thể thích hợp với một sự ăn khớp vững ổn và chính xác của khớp cắn. Ngược lại, nếu đường vẽ mờ, cần để một mức độ tự do cho khớp cắn, nên chọn những răng có góc múi nhỏ (nhóm bán-giải phẫu) thậm chí góc múi phẳng (nhóm không giải phẫu) nếu đường vẽ khó đọc .
2. Màu sắc
Trong tất cả các yếu tố, màu sắc là yếu tố quan trọng nhất, nó góp phần vào sự giao tiếp không lời. về màu sắc, có bôn yếu tố liên hệ: màu nền (tương ứng với những cảm giác phân biệt đỏ, vàng, xanh, v.v…), độ bảo hòa (mức độ ít nhiều của sắc tố màu) làm cho răng nông dân có khuynh hướng màu vàng, người trí thức có răng xám, mức độ sáng và độ trong mờ.
Tùy theo cấu trúc, răng giả có màu. khác nhau, mỗi bề mặt hấp thụ ánh sáng một cách khác nhau, do đó mỗi loại răng giả có bề mặt trơn sáng khác nhau. Nhựa cho màu sậm hơn, trong khi sứ có vẻ sáng hơn. Khi chọn màu, nên chú ý là da có thể thay đổi màu sắc do những hoạt động không dự kiến trước, chẳng hạn như sau thời gian nằm viện da sẽ nhợt nhạt hơn bình thường. Cần chú ý đến son môi cũng như màu sắc của quần áo, có thể làm nhìn màu sai. Những thay đổi về chủng tộc cũng được xét đến khi chọn màu răng. Độ sáng của phòng cũng có ảnh hưởng, không nên ở nơi quá sáng khi chọn màu. Có những hàm răng mà mỗi răng có một màu khác nhau, nhưng sẽ chọn theo màu của răng cửa giữa. Điều quan trọng là cần chú ý đến những ước muốn của bệnh nhân về việc chọn màu, nhưng cũng cần biết hướng dẫn và khuyên nhủ họ .
Chọn răng 1 khâu rất quan trọng trong phục hình răng bị mất thay thế bằng răng giả , nó có đẹp-thẩm mỹ hay không là ở khâu này .Còn nhiều khâu, kỹ thuật nữa liên quan đến sự thành công của việc phục hình này bạn có thể xem thêm chi tiết tại đây