Tạo hình tiền hàm
Kỹ thuật này được áp dụng khi cần đặt lại vị trí của tiền hàm theo mặt thẳng đứng như khớp cắn hở, khớp cắn sâu phía trước, di xa răng cửa trước, khi điều trị chỉnh nha không thể thực hiện được di chuyển như mong muốn (ví dụ: khi răng dính khớp).
Cohn ‐ stock (1921) là bác sĩ phẫu thuật đầu tiên báo cáo kỹ thuật này.
Đường vào: Nhổ răng số 4, đường rạch niêm mạc ở mặt trước hàm trên, chạy phía trên chân răng cửa. Đường rạch này kéo dài 2 phía đến phía xa của răng 4. Dùng mũi khoan xương, lưỡi cưa xương nhỏ hoặc máy cắt xương siêu âm cắt qua kẽ chân răng, sau đấy dùng đục để cắt rời tiền hàm vì phẫu thuật có nguy cơ gây tổn thương chân răng cao.
Dùng khoan hoặc cưa xương để cắt xương ngang qua vòm miệng, cắt xương hình nêm để tạo đường gãy cành tươi. Phẫu thuật này có thể được thực hiện đồng thời với phẫu thuật cắt xương Le Fort I qua đường rạch tiền đình hàm trên, cho phép bộc lộ trực tiếp đến các thành trước của hàm trên, khẩu cái, sàn mũi và vách ngăn (Hình 21).
Hình 1. Phẫu thuật tiền hàm, xương hàm trên có thể được thực hiện đồng thời với đường cắt Le Fort I qua đường rạch tiền đình, cho phép tiếp cận trực tiếp với các thành trước của hàm trên, khẩu cái, sàn mũi và vách ngăn mũi.
Phẫu thuật cắt tiền hàm xương hàm trên có thể gây ra một số biến chứng như dò ở mũi hoặc xương hàm, làm hỏng răng, chết tủy, biến chứng viêm xoang hàm trên và hốc mũi, biến dạng mũi, lệch vách ngăn mũi. Biến chứng thường gặp nhất vùng răng cửa là tụt lợi và tái phát trong giai đoạn lành bệnh sớm.
Phẫu thuật tiền hàm đã được cải tiến và áp dụng rộng rãi bởi Epker 1977 [39], Epker và Wolford 1980 [35], và Wunderer 1985 [40].
Hình 2: ảnh bệnh nhân thực tế
Hình 3: Xquang cắt tiền hàm 2 hàm