Phân loại RKHD mọc lệch ngầm
1.3.1. Về mặt thuật ngữ, ủy ban phẫu thuật miệng của Mỹ năm 1971 chia làm 3 loại:
– Răng mọc ngầm (impacted teeth): là răng không mọc một phần hoặc hoàn toàn do răng khác, xương hay mô mềm ngăn cản sự mọc lên của răng đó. tùy theo tư thế giải phẫu của răng ngầm mà ta có các kiểu ngầm.
Tuy nhiên một răng chưa mọc nhưng ở trong một tư thế bình thường ở một đứa trẻ 12 tuổi thì không được xem là một răng ngầm. Trong khi đó một răng ở trong cùng một tư thế như vậy trên một thanh niên 20 tuổi thì được xem là một răng ngầm.
Như vậy chẩn đoán một răng mọc ngầm chỉ khi nào đã quá tuổi mọc răng, phần chóp răng đã ngấm xong vôi.
– Răng mọc lệch (malposed teeth): là một răng không mọc hay đã mọc nhưng nằm ở một tư thế bất thường trên hàm. Răng mọc lệch là do không có sự nhịp nhàng của thời gian rụng răng sữa, mọc răng vĩnh viễn hoặc không đủ chỗ trên sống hàm, hoặc ngay cả do di truyền.
Như vậy răng mọc lệch có thể là răng mọc ngầm khi nó có đủ các tiêu chuẩn của một răng mọc ngầm như đã nêu trên.
– Răng không mọc (unerupted teeth): là răng không xuyên qua được niêm mạc miệng sau khi đã qua thời kỳ mọc.
Như vậy nhiều răng không mọc có đủ các đặc điểm để chẩn đoán là một răng ngầm.
1.3.2. Theo A.Fave có 3 loại:
– Răng ngầm trong xương (endo – osseuse): là răng nằm ngầm hoàn toàn trong xương.
– Răng ngầm dưới niêm mạc (sous – muqueuse): phần lớn thân răng đã mọc ra khỏi xương, nhưng vẫn bị niêm mạc bao bọc một phần hay toàn bộ.
– Răng kẹt (enclavé): một phần thân răng đã mọc ra khỏi xương nhưng bị kẹt không thể mọc thêm được nữa.
1.3.3. Theo phân loại của Pell, Gregory và Winter RKHD lệch ngầm có thể được xếp loại như sau [15,27]:
– Theo vị trí của trục RKHD đối với trục răng kế bên:
+ Ngầm đứng (Vertical).
+ Ngầm ngang (Horizontal).
+ Ngầm ngược (Inverted).
+ Lệch gần (Mesioangular).
+ Lệch xa (Distoangular).
+ Lệch má (Buccoangular).
+ lệch lưỡi (Linguoangular).
Những vị trí này có thể xảy ra đồng thời với:
+ Xoay phía má.
+ Xoay phía lưỡi.
+ Xoay vặn.
– Theo tương quan của RKHD với cành lên xương hàm dưới và răng kế bên (Hình 1.6):
+ Loại I: Bề gần-xa của RKHD nhỏ hơn khoảng cách giữa cành lên và mặt xa của răng kế bên.
+ Loại II: Bề gần-xa của RKHD lớn hơn khoảng cách giữa cành lên và mặt xa của răng kế bên.
+ Loại III: RKHD ở trong cành lên.
Loại I |
Loại II |
Loại III |
Hình 1.6: Tương quan của RKHD với cành lên xương hàm dưới và răng kế bên |
– Theo chiều sâu tương đối của RKHD trong xương (chiều đứng):
+ Vị trí A: phần cao nhất của răng RKHD ở trên hoặc ở ngang mặt nhai răng 7.
+ Vị trí B: phần cao nhất của răng RKHD ở dưới mặt nhai răng và trên cổ răng 7.
+ Vị trí C: phần cao nhất của răng RKHD ở dưới cổ răng 7.