Sự phát triển và mọc răng khôn hàm dưới

Răng khôn có chung thừng liên bào với răng hàm lớn 1 và 2 nên nó cũng như những răng hàm khác không được xem là ô răng thay thế [57,64]. Vào tuần thứ 16 bào thai, từ bờ tự do phía xa của lá răng nguyên thủy răng hàm sữa thứ 2 xuất hiện 1 dây biểu bì phát triển về phía xa để lần lượt cho mầm răng  6, 7, 8 (Hình 1.1 và 1.2 ). Nhưng chỉ đến tháng thứ 9 mới xuất hiện mầm răng 7 và 4-5 tuổi là mầm răng 8[2,5,39]. Mầm răng 8 chỉ thấy được trên phim Xquang vào 8-9 tuổi.

 

 

Hình 1.1: sự phát triển của mầm răngvĩnh viễn từ mầm răng sữa[39]

OE(oral epithelium): Biểu mô miệng

ST(succedaneous tooth): Mầm răng vĩnh viễn

EO(enamal organ): Cơ quan men răng sữa

DS(dental sac): Túi răng răng sữa

DP(dental papilla): Nhú trung bì

         răng 8        răng 7       răng 6

Hình 1.2: Sự hình thành mầm RKHD

1. niêm mạc miệng

2. Lá răng

3. Túi răng

4. Nhú trung bì

5.Cơ quan men

Như vậy mầm răng 8 nằm sau mầm răng 7 và nó xuất hiện như 1 răng thay thế răng 7. Mầm răng 8 có dây nang răng không chỉ nối với lợi mà còn với cả dây nang răng của mầm răng 6 [57], điều này làm cho RKHD mọc lệch theo chiều từ dưới lên trên, từ sau ra trước và hướng mọc của răng nằm theo một đường cong lõm ra sau (Hình 1.3),  chính hướng mọc răng này quyết định hình dạng chân răng.

Sự calci hóa răng khôn bắt đầu vào khoảng 8-9 tuổi, hoàn tất calci hóa thân răng khoảng 12-15 tuổi, hoàn tất phát triển chân răng khoảng 18-25 tuổi [30,32].

        Quá trình mọc răng khôn gồm 2 chuyển động:

– Chuyển động ở sâu: mầm răng di chuyển theo trục phát triển của nó và  theo  sự  phát   triển  của xương hàm dưới (Hình 1.3), chuyển động này xảy ra trong giai đoạn hình thành thân răng từ 4-13 tuổi [57].

– Chuyển động mọc lên: bắt đầu từ khi có sự hình thành chân răng, răng xoay đứng dần, hướng về khoảng hậu hàm, trượt theo mặt xa của răng 7 để mọc vào ổ miệng ở độ tuổi 16-20 [57]. Tuy nhiên do dây nang răng kéo, nên RKHD thường khó xoay đứng, hậu quả là thúc vào

                                   Xoang hàm

 

 

 

 

 

Hướng

Xoay

của mầm răng 8

 

 

 

Hình 1.3: Sự xoay đứng của răng khôn do sự phát triển về phía sau và trên của xương hàm dưới

cổ răng 7 và bị kẹt. Thêm nữa do xương hàm dưới phát triển về phía sau nên càng kéo chân răng cong về phía sau.