Qui trình điều trị nắn chỉnh răng thông thường
Qui trình điều trị nắn chỉnh răng bao gồm các bước sau:
- 1, Lập kế hoạch điều trị: Dựa trên yêu cầu của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ phải khám và đo đạc trên cung răng, trên xương hàm, trên khuôn mặt và trên khớp cắn để đưa ra kế hoạch điều trị cho từng trường hợp. Việc lập kế hoạch điều trị cần toàn diện, có nghĩa là người Bác sĩ phải tính toán được cho bạn trên nhiều khía cạnh: mức độ di chuyển răng (BS cần có kiến thức và kinh nghiệm về nắn chỉnh răng), thẩm mỹ khuôn mặt (đòi hỏi BS phải có kiến thức về tạo hình thẩm mỹ khuôn mặt đặc biệt là tạo hình xương), khớp cắn tốt (Bs cần có kiến thức về khớp cắn).
Bạn hoàn toàn yêu tâm khi được PGS TS BS Phạm Như Hải điều trị cho bạn vì PGS Hải là chuyên gia hàng đầu về nắn chỉnh răng, là chuyên gia hàng đầu Việt Nam về phẫu thuật tạo hình xương hàm có thể thay đổi khuôn mặt của bạn theo ý muốn: Phẫu thuật cắt ngắn xương hàm trên để chữa cười hở lợi. Phẫu thuật đẩy lùi hoặc đẩy tiến xương hàm trên hay dưới. Phẫu thuật gọt hàm để có khuôn mặt cân xứng, phẫu thuật gọt góc hàm để tạo khuôn mặt V line. Phẫu thuật đẩy tiến hay đẩy lùi cằm. Phẫu thuật hạ xương gò má……PGS Hải cũng là chuyên gia hàng đầu về khớp cắn
2. Nhổ răng: nếu có chỉ định nhổ răng BS sẽ nhổ răng cho bạn: chỉnh nha thường cần nhổ răng hàm nhỏ là răng ít quan trọng cho sức nhai và ít tai biến nhất khi nhổ. Với các loại thuốc tê hiện đại bạn không phải sợ đau khi nhổ răng,
3. Gắn mắc cài: BS sẽ gắn loại mắc cài theo yêu cầu điều trị và theo yêu cầu của bạn, có thể chọn loại mắc cài theo ý mình: thép, sứ, mặt lưỡi, máng nhựa trong…
4. Sau khi gắn mắc cài:: BS sẽ hẹn bạn đến tái khám hàng tháng để thay dây cung và thay chun kéo. Việc răng di chuyển như thế nào khi nắn chỉnh răng là một vấn đề rất nhiều bệnh nhân quan tâm. tốc độ di chuyển răng phụ thuộc rất nhiều yếu tố, ngay cả trên một bênh nhân thì di chuyển răng 2 bên rất hiếm khi giống nhau. tuy nhiên để giúp các bệnh nhân có ý tưởng về quá trính di chuyển răng, ranghammat.com xin giới thiệu một trường hợp ví dụ
Quá trình di chuyển răng thường qua 3 giai đoạn:
1. Giai đoạn dàn thẳng hàng răng:
Bác sĩ sẽ thay dây cung từ nhỏ đến lớn, giai đoạn này thường kéo dài vài tháng tùy mức độ chen chúc răng, răng càng chen chúc thì giai đoạn này càng kéo dài có thể đến 12 tháng hoặc lâu hơn nữa.
2. Giai đoạn kéo đóng khoảng: Bác sĩ sẽ kéo di chuyển răng về vị trí mong muốn. Đây là giai đoạn lâu nhất, đòi hỏi Bác sĩ phải có tay nghề và kinh nghiệm trong việc di chuyển răng, đây là giai đoạn mà bệnh nhân sẽ thấy răng thưa ra và khớp cắn đôi khi không tốt, ăn uống khó khăn.
3. Giai đoạn điều trị hoàn thiện: Là giai đoạn quan trọng để đảm bảo khớp cắn tốt và không tái phát sau điều trị, giai đoạn này thể hiện kiến thức của Bác sĩ về khớp cắn. Nếu giai đoạn này làm không tốt sẽ dễ dẫn đến các biến chứng về sau. Giai đoạn này bệnh nhân sẽ không thấy răng thay đổi nhiều. Bệnh nhân sẽ thấy Bác sĩ kéo di chuyển răng một cách khó hiểu: răng khi khít lại khi hở ra. Giai đoạn này rất cần người Bác sĩ điều trị có kiến thức và có lương tâm vì bệnh nhân sẽ không biết được khớp cắn như thế nào là tốt, việc nhai tốt không có nghĩa là khớp cắn tốt.
Cuối cùng là giai đoạn điều tri duy trì: đa số trường hợp cần đeo hàm duy trì suốt đời để có hàm răng đẹp. Suốt đời không có nghĩa là trên miệng khi nào cũng phải đeo hàm mà chỉ cẩn đeo hàm khoảng 1 – 2 tối cho mỗi 3- 6 tháng. Bệnh nhân chỉ được dừng đeo hàm duy trì hoặc chuyển sang từ mức đeo thường xuyên sang các mức đeo ít thường xuyên khi có ý kiến của Bác sĩ.
Ngay sau khi gắn mắc cài
Lưu ý: Kết quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người
Trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân thấy điều gì bất thường thì cần thông báo cho Bác sĩ (răng di lệch bất thường, đau, ê trên 1 vài răng nào đấy…..)
Tin cùng chuyên mục