Tiêu chuẩn chẩn đoán cho loạn năng nội khớp thái dương hàm

Tiền sử và tiêu chuẩn khám lâm sàng phải phù hợp cho từng chẩn đoán, ngoại trừ trường hợp bán trật khớp chẩn đoán chỉ cần dựa vào tiền sử.

1.Trật đĩa khớp có hồi phục (ICD-9 524.63; ICD-10 M26.63)*

Mô tả

 

 

Rối loạn cơ sinh học nội khớp liên quan đến phức hợp lồi cầu-đĩa khớp. Ở tư thế ngậm miệng, đĩa khớp ở phía trước của lồi cầu và di chuyển dần ra sau khi há miệng. Đĩa khớp có thể di chuyển về phía ngoài hoặc trong. Trong trật đĩa khớp có hồi phục, khi há miệng sẽ tạo ra tiếng click, pop, hoặc tiếng lách cách. Nếu bệnh nhân có tiền sử khóa hàm khi ngậm miệng cùng với sự cản trở trong hoạt động nhai cần loại trừ chẩn đoán này.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

Có ít nhất một trong những biểu hiện sau:

1.Trong 30 ngày gần nhất, xuất hiện tiếng kêu khớp khi vận động hàm HOẶC

2. Bệnh nhân thấy xuất hiện tiếng kêu khớp khi khám.

Khám lâm sàng Có ít nhất một trong những biểu hiện sau:

1.Tiếng kêu Click, poping,và/ hoặc snapping xuất hiện trong cả chuyển động há và ngậm miệng, phát hiện bằng cách sờ lên khớp thấy xuất hiện ít nhất một trong số ba lần lặp lại thao tác mở và ngậm miệng; HOẶC

2a.Tiếng kêu Click, poping,và/ hoặc snapping phát hiện thấy khi sờ trong cả chuyển động há và ngậm miệng, phát hiện bằng cách sờ lên khớp thấy xuất hiện ít nhất một trong số ba lần lặp lại thao tác mở và ngậm miệng; HOẶC

2b.Tiếng kêu khớp được phát hiện khi sờ vào khớp xuất hiện ít nhất một trong ba lần chuyển động đưa hàm sang bên hoặc ra trước.

Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang: độ nhạy 0,34; độ đặc hiệu 0,92.

Hình ảnh Xquang là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán này.

Hình ảnh XQuang Hình ảnh trên MRI giúp chẩn đoán xác định trên 2 tư thế:

1. Ở tư thế lồng múi tối đa, phần mô sau đĩa nằm ở phía trước vị trí 11h30, vùng trung tâm đĩa khớp nằm phía trước lồi cầu; VÀ

2. Khi há miệng tối đa, vùng trung tâm đĩa khớp nằm giữa chỏm lồi cầu và lồi khớp thái xương.

2.Trật đĩa khớp có hồi phục có khóa hàm gián đoạn(ICD-9 524.63; ICD-10 M26.63)

Mô tả

 

 

Rối loạn cơ sinh học nội khớp liên quan đến phức hợp lồi cầu-đĩa khớp. Ở tư thế ngậm miệng, đĩa khớp ở phía trước so với lồi cầu và di chuyển không liên tục dần ra sau khi há miệng. Khi đĩa khớp không thể di chuyển ra sau khi há miệng, thì há miệng hạn chế không liên tục sẽ xảy ra ở thì há miệng. Khi có hạn chế há miệng, đôi khi cần phải nắn chỉnh để mở khóa khớp. Đĩa khớp có thể di lệch về phía trong hoặc ngoài. Tiếng click, pop, hoặc tiếng lắc rắc cũng xuất hiện trong trường hợp này.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

 

Có ít nhất một trong 2 biểu hiện sau:

1a.Trong 30 ngày gần đây,xuất hiện bất kỳ 1 tiếng kêu khớp khi chuyển động hàm HOẶC

1b. Bệnh nhân cảm nhận tiếng kêu khớp khi khám VÀ

2. Trong 30 ngày gần nhất, có biểu hiện hạn chế há miệng dù chỉ trong giây lát sau đó trở về bình thường

Khám lâm sàng Có ít nhất một trong những biểu hiện sau:

1. Tiếng kêu khớp xuất hiện trong cả chuyển động há và ngậm miệng, được phát hiện bằng sờ khớp thấy xuất hiện ít nhất một trong ba lần thao tác mở và đóng hàm; HOẶC

2a. Tiếng kêu khớp xuất hiện trong chuyển động há hoặc ngậm miệng, được phát hiện bằng sờ nắn ít nhất một trong ba lần lặp lại thao tác mở và đóng hàm; VÀ

2b. Tiếng kêu khớp được phát hiện bằng sờ nắn ít nhất một trong ba lần khi chuyển động đưa hàm sang bên hoặc ra trước.

Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang: độ nhạy 0,38; độ đặc hiệu 0,98.

Hình ảnh Xquang là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán này.

Hình ảnh XQuang Hình ảnh trên MRI khi chẩn đoán xác định tương tự như trường hợp trật địa khớp có hồi phục nếu tình trạng khít hàm tạm thời không xảy ra tại thời điểm chụp.

Nếu tình trạng khít hàm tạm thời xảy ra tại thời điểm chụp, hình ảnh sẽ tương tự như trường hợp trật địa khớp không hồi phục. Khi đó cần có xác nhận trên lâm sàng về tình trạng khít hàm ngắt quãng của bệnh nhân.

Lưu ý Mặc dù không bắt buộc, nhưng nếu rối loạn này xuất hiện trên lâm sàng, việc kiểm tra sẽ cho kết quả dương tính với tình trạng há miệng hạn chế nếu bác sĩ hoặc  không thực hiện thao tác nắn chỉnh để mở khóa khớp.

 3.Trật đĩa khớp không hồi phục có há miệng hạn chế  (ICD 9 524.63; ICD- 10 M26.63)

Định nghĩa

 

 

Rối loạn cơ sinh học nội khớp liên quan đến phức hợp lồi cầu-đĩa khớp. Ở tư thế ngậm miệng, đĩa khớp nằm ở phía trước so với lồi cầu và không di chuyển về vị trí bình thường trong thì há miệng. Đĩa khớp khớp có thể di lệch về phía trong hoặc phía ngoài. Rối loạn này liên quan đến việc hạn chế há miệng dai dẳng ngay cả khi bác sĩ thực hiện thao tác nắn chỉnh khớp. điều này là do khóa há miệng. rối loạn kết hợp với giới hạn há miệng
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.   Khít hàm khiến miệng không thể há hết cỡ VÀ

2.   Hạn chế há miệng ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống

Khám lâm sàng Biên độ há miệng có hỗ trợ (há cưỡng) < 40 mm
Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang: độ nhạy 0,8; độ đặc hiệu 0,97.

Hình ảnh Xquang là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán này.

Hình ảnh XQuang Đưa ra chẩn đoán xác định khi hình ảnh trên MRI có cả 2 dấu hiệu sau:

1. Ở tư thế lồng múi tối đa, phần mô sau đĩa nằm ở phía trước vị trí 11h30, vùng trung tâm đĩa khớp nằm phía trước chỏm lồi cầu; VÀ

2. Khi há miệng tối đa, vùng trung tâm đĩa khớp nằm phía trước đầu lồi cầu.

Lưu ý: Biên độ há miệng có hỗ trợ (há cưỡng) <40 mm chỉ được xác định khi khám lâm sàng.

Lưu ý Sự xuất hiện của tiếng kêu khớp không loại trừ chẩn đoán này

 4.Trật đĩa khớp không hồi phục không há miệng hạn chế (ICD 9 524.63; ICD 10 M26.63)

Định nghĩa Rối loạn cơ sinh học liên quan đến phức hợp lồi cầu-đĩa khớp. Ở tư thế ngậm miệng, đĩa khớp ở phía trước so với lồi cầu và không trở lại vị trí bình thường khi há miệng. Đĩa khớp có thể di lệch về phía trong hoặc phía ngoài. Rối loạn này không kết hợp hạn chế há miệng.
 

Tiêu chuẩn

 

Tiền sử

 

Có cả hai biểu hiện sau trong quá khứ:

1.   Khít hàm khiến miệng không thể há hết cỡ VÀ

2.   Hạn chế há miệng ở mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống

Khám lâm sàng Biên độ há miệng có hỗ trợ (há cưỡng) ≥ 40 mm
Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang: độ nhạy 0,54; độ đặc hiệu 0,79.

Hình ảnh Xquang là tiêu chuẩn chẩn đoán cho bệnh lý này.

Hình ảnh XQuang Hình ảnh trên MRI khi chẩn đoán xác định tương tự như trường hợp trật địa khớp không hồi phục có há miệng hạn chế

Lưu ý: Biên độ há miệng có hỗ trợ (há cưỡng) ≥ 40 mm chỉ xác định được trên lâm sàng.

Lưu ý Sự xuất hiện của tiếng kêu khớp không loại trừ chẩn đoán này

THOÁI HÓA KHỚP ( ICD-9 715.18; ICD -10 M19.91)

Định nghĩa Rối loạn được đặc trưng bởi sự thoái hóa của mô khớp đồng thời với những thay đổi hình thái lồi cầu hoặc lồi củ ổ cháo thái dương.
 

Tiêu chuẩn

 

Tiền sử

 

Có ít nhất một trong những biểu hiện sau:

1.   Trong 30 ngày gần nhất, xuất hiện 1 tiếng kêu khớp khi chuyển động hàm HOẶC

2.   Trong quá trình khám, bệnh nhân xuất hiện tiếng kêu khớp.

Khám lâm sàng Tiếng lạo xạo xuất hiện khi sờ nắn khớp trong tối thiểu 1 trong các chuyển động: há, ngậm miệng, đưa hàm sang phải, sang trái hoặc ra trước.
Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang: độ nhạy 0,55; độ đặc hiệu 0,61. Hình ảnh Xquang là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán này.
Hình ảnh XQuang Khi chẩn đoán xác định dựa vào hình ảnh khớp thái dương hàm khi chụp cắt lớp vi tính. cần có ít nhất một trong những biểu hiện sau: nang dưới sụn, xói mòn, xơ cứng xương, gai xương.

Lưu ý: diện xương mòn phẳng và/hoặc xơ cứng xương vỏ không được coi là dấu hiệu để chẩn đoán thoái hóa khớp (DJD), nó có thể là biểu hiện của sự biến đổi bình thường, lão hóa, tái cấu trúc hoăc là dấu hiệu báo trước của DJD thực sự.

BÁN TRẬT KHỚP (ICD- 9 830.1; ICD- 10 SO3. OXXA)

Định nghĩa Một rối loạn cơ sinh học liên quan đến phức hợp lồi cầu-đĩa khớp. Ở tư thế há miệng, phức hợp lồi cầu-đĩa khớp ở phía trước lồi khớp và không thể trở lại vị trí bình thường khi ngậm miệng nếu không có thao tác nắn chỉnh. Thời gian trật khớp có thể là tạm thời hoặc kéo dài. Khi bệnh nhân có thể tự mình nắn trật khớp thì được gọi là bán trật khớp. Khi bệnh nhân cần đến sự hỗ trợ của bác sĩ để nắn trật khớp và bình thường hóa chuyển động của hàm, thì được gọi là trật khớp.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

 

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.   Trong 30 ngày gần nhất, có biểu hiện hạn chế há miệng hoặc không thể ngậm miệng từ vị trí há tối đa dù chỉ trong giây lát VÀ

2.   Bệnh nhân không thể ngậm miệng từ vị trí há tối đa nếu không có thao tác nắn chỉnh.

Khám lâm sàng Mặc dù không yêu cầu kiểm tra trên lâm sàng, nhưng khi rối loạn này xuất hiện trên lâm sàng, việc khám sẽ dương tính khi bệnh nhân không thể trở lại vị trí ngậm miệng bình thường nếu không thực hiện thao tác nắn chỉnh
Hiệu lực Không có hình ảnh Xquang và chỉ dựa trên tiền sử: độ nhạy 0,98; độ đặc hiệu 1,00.
Hình ảnh XQuang Khi chẩn đoán xác định, hình ảnh trên Xquang sẽ là hình ảnh lồi cầu nằm vượt quá chiều cao của lồi củ xương thái dương và bệnh nhân không thể ngậm miệng được.