Tiêu chuẩn chẩn đoán cho những cơn đau hay liên quan nhất đến khớp thái dương hàm

Tiêu chuẩn khám lâm sàng bệnh sử phải phù hợp cho từng chẩn đoán dưới đây

ĐAU CƠ (ICD-h9 729.1; ICD-10 M79.1)*ICD 9: Internationaal Classification of Disease 9th Revision: theo phân loại bệnh quốc tế đã được đánh giá lại lần thứ 9

Mô tả

 

Cơn đau có nguồn gốc từ cơ, bị ảnh hưởng bởi chuyển động chức năng hoặc cận chức năng của hàm, và cơn đau này lặp lại khi thử nghiệm kích thích các cơ nhai.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.   Đau ở vùng hàm, thái dương, tai hoặc trước tai VÀ

2.   Đau liên quan tới các chuyển động chức năng, cận chức năng của xương hàm

Khám lâm sàng Có cả hai biểu hiện sau:

1.    Xác nhận vị trí các cơn đau ở vùng cơ thái dương hoặc cơ cắn VÀ

2. Cơn đau tương tự xuất hiện ở vùng cơ thái dương hoặc cơ cắn khi thử nghiệm một trong các kích thích sau:

a. Sờ nắn cơ thái dương hoặc cơ cắn (lực ấn 1kg trong 2 giây) ; HOẶC

b. Há miệng tối đa hoặc há miệng cưỡng bức.

 

Hiệu lực Độ nhạy 0,90; độ đặc hiệu 0,99.
Lưu ý Cần thiết loại trừ các chẩn đoán đau khác trong trường hợp này.

Các cơ nhai khác có thể được kiểm tra tùy theo hoàn cảnh lâm sàng, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cho chẩn đoán này dựa trên những phát hiện này vẫn chưa được thiết lập.

 

Các loại đau cơ nhai được phân biệt với nhau thông qua thử nghiệm sờ nắn: Đau cơ cục bộ, đau cân cơ và đau lan xa

1.Đau cơ cục bộ (ICD-9 729.1; ICD-10 M79.1)

Mô tả

 

 

Cơn đau có nguồn gốc từ cơ như được mô tả trong chứng đau cơ với vị trí đau chỉ ở vị trí sờ nắn khi thực hiện quy trình khám cân cơ.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

Bệnh

Có cả hai biểu hiện sau:

1.     Đau ở vùng hàm, thái dương, tai hoặc trước tai VÀ

2.     Đau liên quan tới các chuyển động chức năng, cận chức năng của xương hàm.

Khám lâm sàng Có tất cả những biểu hiện sau:

1.    Xác nhận vị trí các cơn đau ở vùng cơ thái dương hoặc cơ cắn VÀ

2. Cơn tương tự xuất hiện khi sờ nắn cơ thái dương hoặc cơ cắn  VÀ

3. Cơn đau chỉ khu trú ở vị trí sờ nắn

Hiệu lực Chưa xác định được độ nhạy và độ đặc hiệu
Lưu ý Cơn đau chưa được tính vào các chẩn đoán đau khác. Các cơ nhai khác có thể được kiểm tra tùy theo hoàn cảnh lâm sàng, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cho chẩn đoán này dựa trên những phát hiện này vẫn chưa được thiết lập.

 

2.Đau cân cơ (icd-9 729.1; icd-10 m79.1)

Mô tả

 

 

Cơn đau có nguồn gốc từ cơ như được mô tả trong chứng đau cơ với vị trí đau lan ra ngoài vị trí sờ nắn nhưng trong phạm vi ranh giới của cơ khám khi thực hiện quy trình khám cân cơ
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử bệnh

 

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.     Đau ở khu trú ở vùng hàm, thái dương, tai hoặc trước tai VÀ

2.     Đau liên quan tới các chuyển động hàm, hoạt động chức năng, cận chức năng của xương hàm.

Khám lâm sàng Có tất cả những biểu hiện sau:

1. Xác nhận vị trí đau ở vùng cơ thái dương hoặc cơ cắn VÀ

2. Các cơn đau tương tự xuất hiện khi sờ nắn cơ thái dương hoặc cơ cắn  VÀ

3. Cơn đau lan ra ngoài vị trí sờ nắn nhưng trong phạm vi ranh giới của cơ

Hiệu lực Chưa xác định được độ nhạy và độ đặc hiệu
Lưu ý Đau tốt nhất là chưa được tính vào bệnh cảnh của bệnh lý gây đau khác. Các cơ nhai khác có thể được kiểm tra tùy theo hoàn cảnh lâm sàng, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cho chẩn đoán này dựa trên những triệu chứng này vẫn chưa được thiết lập.

 

3.Đau cân cơ ở xa (icd-9 729.1)

Mô tả

 

 

Cơn đau có nguồn gốc từ cơ như được mô tả trong chứng đau cơ kèm theo điểm đau vượt ra quá ranh giới của cơ.

Khi thực hiện quy trình khám cân cơ thì tình trạng đau lan xa có thể xuất hiện lại. (lực ấn 1 kg trong 5 giây)

 

Tiêu chuẩn

Tiền sử bệnh

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.     Đau ở vùng hàm, thái dương, tai hoặc trước tai VÀ

2.     Đau khi vận động hàm, chuyển động chức năng, cận chức năng của xương hàm.

Khám lâm sàng Có tất cả những biểu hiện sau:

1. Xác định được vị trí đau ở vùng cơ thái dương hoặc cơ cắn VÀ

2. Cơn đau tương tự xuất hiện khi sờ nắn cơ thái dương hoặc cơ cắn  VÀ

3. Đau xuất hiện cả vị trí ngoài ranh giới cơ được sờ nắn

Hiệu lực Độ nhạy 0,86 và độ đặc hiệu 0,98
Lưu ý Đau tốt nhất là chưa được tính vào bệnh cảnh của bệnh lý gây đau khác.

Các cơ nhai khác có thể được kiểm tra tùy theo hoàn cảnh lâm sàng, nhưng độ nhạy và độ đặc hiệu cho chẩn đoán dựa trên những triệu chứng này vẫn chưa được thiết lập.

 

ĐAU KHỚP (ICD-9 , 524.62; ICD-10 M26.62)

Mô tả Đau có nguồn gốc từ khớp ảnh hưởng lên vận động và chuyển động chức năng hoặc cận chức năng của xương hàm. Cơn đau có thể xuất hiện lại với các thử nghiệm cho khớp thái dương hàm
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử bệnh

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.     Đau ở vùng hàm, thái dương, tai hoặc trước tai VÀ

2.     Đau xuất hiện khi vận động, chuyển động chức năng, cận chức năng của xương hàm.

Khám lâm sàng Có tất cả những biểu hiện sau:

1.Xác định được vị trí đau ở vùng khớp thái dương hàm xuất hiện trong vòng 30 ngày trở lại và các test lên khớp có thể làm xuất hiện cơn đau VÀ

2. Cơn đau tương tự xuất hiện ở vùng khớp thái dương hàm trong vòng 30 ngày trở lại và khi Bác sĩ thực hiện 1 trong số các thử nghiệm sau:

a. Sờ nắn chỏm lồi cầu và xung quanh chỏm lồi cầu HOẶC

b. Há miệng tối đa chủ động hoặc cưỡng bức, chuyển động đưa hàm sang bên hoặc đưa hàm ra trước.

Hiệu lực Độ nhạy 0,89 và độ đặc hiệu 0,98
Lưu ý Đau tốt nhất là chưa được tính vào bệnh cảnh của bệnh lý gây đau khác.

 

ĐAU ĐẦU DO LNKTDH (ICD-9 339.89 và 784.0; ICD-10 G44.89)

Mô tả

 

 

Cơn đau đầu thứ phát ở vùng thái dương có liên quan đến LNKTDH, xuất hiện khi chuyển động chức năng hoặc cận chức năng của hàm, và cơn đau này lặp lại khi tiến hành thử nghiệm kích thích hệ thống nhai.
 

Tiêu chuẩn

Tiền sử

 

 

Có cả hai biểu hiện sau:

1.     Bất kỳ dạng đau đầu nào ở vùng thái dương VÀ

2.     Đau liên quan tới các chuyển động chức năng, cận chức năng của xương hàm.

Khám lâm sàng Có tất cả những biểu hiện sau:

1.    Xác định được vị trí các cơn đau ở vùng cơ thái dương VÀ

2. Cơn đau tương tự xuất hiện ở vùng cơ thái dương khi thử nghiệm một trong các test sau:

a. Sờ nắn cơ thái dương HOẶC

b. Há miệng tối đa chủ động hoặc cưỡng bức, chuyển động đưa hàm sang bên hoặc đưa hàm ra trước.

Hiệu lực Độ nhạy 0,89 và độ đặc hiệu 0,87
Lưu ý Đau đầu tốt nhất là chưa được tính vào bệnh cảnh của bệnh lý gây đau đầu khác.
Chú ý Chẩn đoán xác định đau đầu liên quan đến LNKTDH ( ví dụ: đau cơ hoặc đau khớp tháo dương hàm) phải được xác định dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán có giá trị