Yếu tố chức năng ảnh hưởng sự phát triển của răng- mặt
Sự phát triển của răng- mặt bị kém phát triển do nhiều nguyên nhân gây ra như ảnh hưởng của di truyền, ảnh hưởng của sự cân bằng các yếu tố do môi trường xung quanh ta tác động: như nguồn thực phẩm kém chất lượng nồng độ các hóa chất, ô nhiễm…Trong phần này ranghammat.com muốn đề cập đến đó là các yếu tố chức năng nó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của răng -mặt.

Chức năng nhai

Chức năng và kích thước cung răng

Một số nghiên cứu của các nhà nhân chủng học cho thấy rằng những thay đổi về khớp cắn, và sự gia tăng sai khớp cắn xảy ra cùng lúc với sự hay đổi của chế độ ăn và cách sống từ thô sơ đến hiện đại, đến mức sai khớp cắn được gọi là “bệnh của nền văn minh” (Corrucini). Dựa theo sự thích ứng đối với những thay đổi cề chế độ ăn qua vài thế hệ, hình như chế độ ăn thay đổi giữ vai trò trong sự gia tăng sai khớp cắn trong thời kì hiện đại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa rõ là lực nhai có ảnh hưởng đến kích thước của cung răng và khoảng mọc răng trong sự phát triển của cá nhân hay không?

Khuynh hướng di truyền xương hàm kích thước nhỏ, kết hợp với sự thay đổi chế độ ăn, có thể xem là cách giải thích hợp lý cho vấn đề này.

Lực nhai và sự mọc răng

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lực của cơ nhai không phải là yếu tố môi trường chính trong việc kiểm soát sự mọc răng và không phải là yếu tố bệnh căn đối với đa số trường hợp cắn sâu và cắn hở. Các hội chứng về loạn dưỡng cơ có thể có những ảnh hưởng nhất định trên sự tăng trưởng. Nhưng trong các trường hợp bình hường thì không có lý do gì để tin rằng cách nhai của bệnh nhân là yếu tố quan trọng quy định kích thước của cung răng cũng như kích thước dọc.

Thói quen mút tay

Mút tay là thói quen xấu ở trẻ nên từ bỏ nó có thể làm răng vẩu, sai khớp cắn. hình ảnh ranghammat.com

Mặc dù hầu hết những các trẻ bình thường đều mút tay, nhưng nếu kéo dài  thời gian mút tay có thể đưa đến sai khớp cắn, gây ra những rối loạn cho việc mọc răng hoặc việc sắp xếp các răng 2 hàm.

Như một nguyên tắc tổng quát, mút tay trong thời kì răng sữa ít có hậu quả lâu dài. Tuy nhiên nếu thói quen mút tay kéo dài sau khi răng vĩnh viễn mọc sẽ có các biểu hiện của sai khớp cắn như răng cửa trên mọc chìa ra trước và có khe hở, răng của dưới nghiêng vào trong, cắn hở phía trước, hẹp cung răng hàm trên. Đây là hậu quả của áp lực đặ trực tiếp lên răng kết hợp với sự biến đổi tư thế nghỉ của má và môi. (Hình dưới)

Sơ đồ mô tả áp lực của mô mềm trên vùng răng cối ở trẻ có thói quen mút tay. Khi lưỡi hạ thấp xuống và hai má cọ sát lại trong khi mút tay, sự căn bằng về áp lực đối với răng trên bị biến đổi, và chỉnh răng cối trên, chứ không phải răng cối dưới, sẽ di chuyển vào phía trong.

Mức độ di chuyển của răng tương quan với số giờ trẻ mút tay mỗi ngày hơn là cường độ của lực mút tay. Trường hợp trẻ mút tay rất mạnh nhưng ngắt quãng có thể không làm răng cửa di chuyển, nếu trẻ mút tay liên tục trong 6 giờ hoặc hơn, đặc biệt là mút tay suốt đêm trong khi ngủ, thì có thể có biểu hiện sai khớp cắn đáng kể. Tất nhiên, điều trị chỉnh hình chỉ bắt đầu khi trẻ đã bỏ thói quen mút tay.

Thói quen đẩy lưỡi

Theo quan điểm mới hiện nay, hiện tượng đẩy lưỡi khi nuốt thường gặp trong hai trường hợp:

·        ở trẻ nhỏ có khớp cắn bình thường, đẩy lưỡi biểu hiện như một giai đoạn chuyển tiếp trong sự trưởng thành sinh lý bình thường;

·        ở cá nhân rong bất kì tuổi nào có răng cửa di chuyển, đẩy lưỡi là một sự thích ứng đối với khe hở giữa các răng.

Sự hiện diện thường xuyên của độ cắn chìa và độ cắn hở phía trước thường khiến cho trẻ em hoặc người lớn đặt lưỡi giữa các răng trước để đóng kín miệng khi nuốt làm ngăn thoát dịch và thức ăn. Do đó, đẩy lưỡi khi nuốt phải được xem là hậu quả của sự di chuyển răng cửa, chứ không phải là nguyên nhân.Tất nhiên khi vị trí của răng được sử đổi sẽ đưa đến thay đổi cách nuốt. Do đó không cần thiết hoặc không cần có ý cố gắng dạy cho bệnh nhân thay đổi cách nuốt trước khi điều trị chỉnh hình.

Đẩy lưỡi khi nuốt không đủ thời gian gây ảnh hưởng trên vị rí của răng. Áp lực của lưỡi đặt lên răng trong 1 lần nuốt điển hình kéo dài khoảng 1 giây. Một người điển hình nuốt khoảng 800 lần trong một ngày lúc thức nhưng chỉ nuốt vài lần trong một giờ lúc ngủ. Do đó tổng số lần nuốt trong 1 ngày thường dưới 1000. Tất nhiên, 1000 giây tác dụng của lực có nghĩa là chỉ vài phút thì không đủ để phá vỡ sự cân bằng của áp lực.

Tuy nhiên, nếu lưỡi của bệnh nhân có tư thế nghỉ ở phía trước, thời gian kéo dài của áp lực của lưỡi, ngay cả nếu lực rất nhẹ, có thể ảnh hưởng đến vị trí của răng, theo chiều đứng hoặc chiều ngang. Hiện tượng đẩy lưỡi ra phía trước khi nuốt đôi khi kết hợp với tư thế lưỡi thường, thì áp lực của lưỡi ở tư thế nghỉ cũng thay đổi do đó có thể ảnh hưởng lên răng, trong khi nếu lưỡi có tư thế bình thường, thì đẩy lưỡi khi nuốt không có ý nghĩa lâm sàng quan trọng.

Ở những em bé có cắn hở, tư thế của lưỡi có thể là một yếu tố nguyên nhân, chứ không phải cách nuốt của trẻ.

Tóm lại, tư thế và chức năng bất thường của lười có thể là yếu tố nguyên phát. Đó là hậu quả của sự tồn tại kiểu nuốt rẻ sơ sinh hay những thói quen bất thường khác của miệng (Hình 3.10), những cũng có thể hoàn toàn là xương hàm không thuận lợi. Khí cụ chức năng được chỉ định khi sự sai chức năng của lưỡi là yếu tố bệnh căng nguyên phát. Tuy nhiên,nếu chức năng của lưỡi có biểu hiện thích ứng với các lệch lạc về hình thái, thì vai trò thứ phát của lưỡi không được xem là quan trọng trong điều trị. Sửa đổi các lệch lạc về xương hàm thường đưa đến sụ thiết lập chức năng bình thường của lưỡi. Mục đích của việc đánh giá chức năng của lưỡi là có thể lập chẩn đoán phân biệt và xác định vai trò của lưỡi trong sai khớp cắn.

Hình 3.10 các kiểu nuốt. A cách nuốt ở trẻ sơ sinh. B sự tồn tại cách nuốt kiểu trẻ sơ sinh. C cách nuốt bình thường (kiểu nuốt trưởng thành hay cân bằng về chức năng) xuất hiện trong khoảng 2-4 tuổi ở trẻ phát triển bình thường.

Kiểu thở

Theo kết quả nghiên cứu về mối liên quan giữa thở miệng và sai khớp cắn, hiện nay có hai nguyên lý đối lập nhau:

1.   Sự tắc nghẽn mũi hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến kiểu tăng trưởng hay gây sai khớp cắn trên người và động vật thử nghiệm, và thở miệng chiếm tỉ lệ cao trong thể loại “mặt dài”.

2.  Đa số cá nhân có dị dạng “mặt dài” không có chứng cớ về tắc nghẽn mũi và như vậy, phải có những yếu tố bệnh căn khác là nguyên nhân chính.

Những thay đổi về tư thế (của đầu, hàm dưới và lưỡi) cùng với sự tắc nghẽn mũi một phần và sự gia tăng vừa phải tỉ lệ thở miệng. Có lẽ bản thân tất cả những yếu tố này không có đủ mức độ để gây ra một sai khớp cắn trầm trọng. 

 

Tin cùng chuyên mục