các đặc tính cơ bản của chất lấy dấu và những yêu cầu chung của chất lấy dấu

Có nhiều loại chất lấy dấu, từ loại cứng đến loại mềm, nhưng các đặc tính cơ bản và các yêu cầu chung như sau:

  1. các đặc tính cơ bản:

– độ nhớt: là sự chống lại việc lan toả của một chất lỏng dưới tác dụngcủa một lực. khi thôi tác dụng của lực chất đó không phục hồi hình dạng ban đầu.

– biến dạng đàn hồi: là khả năng co lại như cũ của vật liệu khi ngừng lực tác dụng.

– biến dạng vĩnh viễn: là độ biến dạng mãi mãi so với hình dạng ban đầu.

– sự thay đổi kích thước: là sự thay đổi độ dài của vật liệu sau khi lấy dấu một thời gian (thường là sau 24 giờ).

– giới hạn ghi dấu: là khả năng lấy dấu của một vật liệu khi 2 điểm sát nhau.

– độ đặc: được đo bằng đường kính của vật liệu khi ép giữa 2 tấm kính.

– độ cứng: để đánh giá vật liệu cao su. nó là sự chống lại sự lún sâu của đầu dụng cụ đo. đơn vị là shore a.

– sự kéo dãn đứt: là sự chịu đựng của vật liệu khi kéo dãn mà không đứt.

  1. yêu cầu chung của chất lấy dấu:

– dễ bảo quản và bền lâu.

– không độc, không kích thích niêm mạc, mùi và màu dễ chịu.

– khi đông không toả nhiệt làm bỏng niêm mạc.

– dùng với ít trang thiết bị và đơn giản.

– thời gian là việc đủ để thao tác lấy dấu.

– tính đàn hồi tốt đòi hỏi: biến dạng đàn hồi lớn, biến dạng vĩnh viễn nhỏ, độ kéo giãn đứt cao.

– khả năng ghi dấu cao và ổn định kích thước sau khi lấy dấu 24 giờ.

– màu dễ quan sát.

– tương hợp với vật liệu đổ mẫu.

– giá cả phù hợp.